TAILIEUCHUNG - Di tích Óc Eo và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
Những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là mộttrong những thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việc bảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc. | BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA DI TÍCH ÓC EO VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẠM NGỌC HÒA Tóm tắt Những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việc bảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc. Từ khóa: An Giang, bảo tồn, giá trị di sản, văn hóa Óc Eo Abstract The results of researches on Oc Eo culture have helped us to get more knowledge about the history and culture of the nation. It can be said that the discovery of Oc Eo cultural relics and relicts is considered one of the greatest achievements of Vietnamese archeology during over 70 years. However, at present, the Oc Eo cultural relics are facing the risk of being harmed, even lost. The conservation of those relics has become urgent, which requires deep concerns of the leaders from the central to local levels, especially the cultural sector and authorities. Keywords: An Giang, conservation, heritage values, Oc Eo culture 1. Văn hóa Óc Eo và những kết quả nghiên cứu tại An Giang T rên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long ngày nay đã có hàng nghìn tên đất, tên sông, tên núi, tên đồi, tên làng ấp, tên thị thành khác nhau. Những tên ấy, có số lượng nhiều nhất, được biểu thị bằng những từ Việt hoặc Hán Việt; còn lại, một số tên được biểu thị bằng từ Khơme và từ Chăm. Chúng là những dấu ấn cụ thể gợi lên hình ảnh thật phong phú, đặc sắc của quá trình tụ cư, khai phá đất đai, lập làng, dựng chợ của cộng đồng người Kinh, người Khơme, người Hoa, người Chăm ở nơi đồng bằng màu mỡ này. Bên cạnh những tên gọi, những từ thân quen và dễ nhận thức ấy,
đang nạp các trang xem trước