TAILIEUCHUNG - Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông

Bài viết trình bày và phân tích một số kết quả thu được trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm về chủ đề biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong dạy học vật lí ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Du, tỉnh Hải Dương. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 35-38 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ “BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ” TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Đỗ Hương Trà - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Diệu Linh - Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương Ngày nhận bài: 03/08/2018; ngày sửa chữa: 05/08/2018; ngày duyệt đăng: 16/08/2018. Abstract: Experimental activities play an important role in the new general education curriculum, which are conducted in parallel with teaching activities in schools. Well-organized experimental activities will help to achieve educational goals such as knowledge formation, skills development and life skills training for students. The article presents and analyzes results obtained from implementation of experimental activities on climate change and effective use of energy in physics education at Nguyen Du High School (Hai Duong). Keywords: Experimental activities, climate change, teaching physics, high school. 1. Mở đầu Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lí của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tạo điều kiện để giáo viên (GV) giúp học sinh (HS) phát triển tư duy khoa học, khơi gợi sự yêu thích, say mê học tập, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn [1]. Do vậy, khi người học được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) sẽ kích thích hứng thú học tập, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề xã hội, cộng đồng, làm thay đổi thái độ, hành vi của người học. Bản chất của HĐTN là hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học được tổ chức trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS [2]. Việc đưa HS vào các HĐTN gắn với bối cảnh thực tiễn, người học sẽ nhìn nhận các vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tránh bị áp đặt và có cơ hội đưa ra giải pháp sáng tạo mang dấu ấn cá nhân. 2. Nội dung nghiên cứu . Tổ chức

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.