TAILIEUCHUNG - Giải pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai

Chương trình đào tạo là yếu tố cốt lõi để chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. Bài viết trình bày một số giải pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận quan hệ trường và doanh nghiệp tại các trường cao đẳng tỉnh Đồng Nai. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 11-17 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TỈNH ĐỒNG NAI Lê Anh Đức - Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai Ngày nhận bài: 04/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 10/07/2018. Abstract: Curriculum is the core factor that decides the training quality and to meet the needs of enterprises and society. The article presents some solutions for developing the curriculum under approach of relationship between school and companies at colleges in Dong Nai province. Keywords: Curriculum development, relationship between school and companies. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW (2013) của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã đánh giá thực trạng giáo dục: “Chất lượng, hiệu quả GD-ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động.” [1]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã chỉ ra một số hạn chế, tồn tại như: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lí thuyết.; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kĩ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” [2]. Những hạn chế nêu trên đã dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của nước ta tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thuộc top thấp nhất khu vực ASEAN. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào [3]. Chương trình đào tạo (CTĐT) là yếu tố cốt lõi để chất lượng đào

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.