TAILIEUCHUNG - Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Mục tiêu của tài liệu "Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay" nhằm đưa ra được thực trạng nền kinh tế tri thức dựa trên phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam, so sánh với các quốc gia Châu Á và trên thế giới, thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bảo đảm đầy đủ bốn trụ cột của kinh tế tri thức là môi trường kinh doanh và thể chế; hệ số đổi mới; giáo dục và nguồn nhân lực; công nghệ thông tin và truyền thông. | ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY1 Bùi Trinh2 và Nguyễn Việt Phong3 DẪN NHẬP Đến này hầu như không có một định nghĩa chính xác tuyệt đối về trí thức hoặc kinh tế trí thức mỗi một bộ phân dân cư hoặc thậm chí mỗi con người đều có những định nghĩa riêng cho mình về tri thức. Đối với đa số thì những người có địa vị trong xã hội hoặc có học hàm học vị mặc nhiên được coi là trí thức nhưng đối với một bộ phân khác họ lại không coi là như vậy tỷ như một vị giáo sư khi đọc truyện Kiều thì cười phá lên và một bà cụ bán rau khi đọc truyện Kiều thì rơm rớm nước mắt. Như vậy hỏi ai có tri thức hơn ai Những vị quan văn thời xưa và cả thời nay đều là những người đỗ đạt cả mũ cao áo dài nhưng chỉ chăm chăm lựa ý bề trên nói và viết những điều bề trên thích mà trà đạp lên sự thật những người đó có phải trí thức hay không Vậy phải chăng đặc tính của những người trí thức là luôn phản biện Phản biện mà không có cơ sở khoa học thì cũng không phải trí thức. Hoặc những người luôn thay đổi quan điểm theo phía mạnh hơn lại càng không được xem là tri thức. Như vậy có thể thấy đây là một ý niệm một chuẩn mực cho riêng từng cá nhân. Người xưa nói đại ý Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu người quân tử dốc sức vì tri kỷ Tuy nhiên mục tiêu của bài này chỉ nhằm đưa ra được thực trạng nền kinh tế tri thức dựa trên phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam so sánh với các quốc gia Châu Á và trên thế giới thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bảo đảm đầy đủ bốn trụ cột của kinh tế tri thức là 1 Môi trường kinh doanh và thể chế 2 Hệ số đổi mới 3 Giáo dục và nguồn nhân lực 4 Công nghệ thông tin và truyền thông. Trên cơ sở nghiên cứu về Các phương pháp và chỉ số đánh giá trình độ phát triển Kinh tế tri thức tác giả đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam theo những nghiên cứu và đánh giá của một số tổ chức quốc tế đồng thời vận dụng và tính toán một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhằm đưa ra đánh giá phân tích .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.