TAILIEUCHUNG - Tác động của WTO đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Bài viết Tác động của WTO đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN giới thiệu tới các bạn về tổ chức hoạt động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, bốn trụ cột của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, những tác động tích cực và tiêu cực của WTO đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN. | Thêm vào đó là vai trò và vị trí của những nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, trong WTO cũng là một thách lớn đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN còn non yếu. Lợi dụng những điều khoản của WTO, các nước lớn không ngừng cạnh tranh tăng cường ảnh hưởng của họ tại khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng vào bậc nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho nước này có vai trò ngày một tăng trong khu vực. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt 280 tỷ USD. Về đầu tư, Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn của ASEAN, nhiều hợp đồng đầu tư lớn lên tới hàng tỷ USD đã được ký kết với Philippin, Indonexia. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư và cung cấp viện trợ phát triển hàng đầu ở Campuchia, Mianma và Lào. Đồng thời, nước này còn là hết sức nhiệt tình tham gia phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; bên cạnh Trung Quốc, Mỹ hiện nay cũng đã gia tăng sự hiện diện và tái can dự của mình ở Đông Nam Á. Vùng với việc điều chỉnh chiến lược toàn cầu mới sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chuyển mình của Ấn Độ đang lmaf cho Mỹ trở nên quan tâm nhiều hơn đến khu vực Đông Nam Á, trước hết ở khía cạnh an ninh – quốc phòng, Mỹ phục hồi và tăng cường hợp tác an ninh – quân sự với các nước Đông Nam Á bằng việc ký hàng loạt thỏa thuận quân sự mới với các nước đồng minh truyền thống như Philippin, Thái Lan và Xingapo, và cho họ hưởng quy chế “Đồng minh chiến lược ngoài NATO”. Ngoài ra Mỹ còn cải thiện quan hệ với Indonexia và Việt Nam như chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 5/2016 vừa qua; Ngoài ra, Nhật Bản và Nga cũng có những lợi ích chính trị trong việc phát triển quan hệ tố với các nước thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN khi muốn cạnh tranh với Mỹ và Trung QUốc trong khu vực, khẳng định hơn vị thế của mình trên trường quốc tế. Ngoài việc tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư, Nhật Bản còn tăng cường viện trợ phát triển cho các dự án lớn như Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia, Hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, Trong khi đó, Nga đang tận dụng công cụ dầu mỏ và công nghệ quốc phòng cũng như sự tăng trưởng kinh tế gần đây để lấy lại ảnh hưởng của mình, trong đó có ASEAN. (
đang nạp các trang xem trước