TAILIEUCHUNG - Ebook Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam: Phần 2 – Phan Thị Đào

Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn sách "Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam" trình bày các nội dung: Vần và nhịp trong thi pháp Việt, nghĩa trong tục ngữ. Đây là một tài liệu thú vị dành cho những ai yêu thích thi pháp Việt Nam và muốn tìm hiểu về thi pháp tục ngữ. nội dung chi tiết phần 2 của cuốn sách. | CHƯƠNG ỈIỈ VẦN VÀ NHỊP I - VẦN 1. Đặc điểm của vần trong tục ngữ Như mọi người đều biết âm tiết tiếng Việt có năm thành phần được sắp xếp thành tầng bậc như trong sơ đồ sau Thanh điệu Phụ âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Ị Âm cuôi Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt Trong năm thành phần trên khi nghiên cứu vần trong tục ngữ chúng tôi chỉ tập trung sự chú ý vào ba thành phẫn cuổì tức là từ âm đệm kể cả âm đệm zêrô đến hết âm tiết không quan tâm đến thanh điệu bồi vì so với vần trong thơ thì vần trong tục ngữ có câu trúc đơn giản hơn. Trong tục ngữ những cặp âm tiết có hiện tượng lặp lại ít nhất một trong 89 ba thành phần kể trên đều được chúng tôi coi là vẩn. Cặp vần nào mà cả ba thành phần này đều khác nhau thì phải có một cặp âm cùng cường độ hoặc cùng âm sắc đối với âm chính hay cùng nhóm ảm vang hoặc âm vô thanh đối với âm cuối . Để tiếp cận với vần chúng tòi đã thông kê 2138 câu tục ngữ trong cuô n Tục ngữ Việt Nam do Nguyễn Xuân Trình và Phan Hồng Sơn biên soạn 25 . Con sô này chỉ là tương đối vì công trình biên soạn nào về tục ngữ cũng khó tránh khỏi tình trạng một số câu dược tính nhiều lần đó là chưa nói đến chuyện tính nhầm cả thành ngữ. Có thể nói vần là chất thớ của tục ngữ. Tuy nhiên không phải mọi câu tục ngữ đều có vần. Chỉ riêng ở trang 187 25 đâ có một loạt câu tục ngữ không vần như sau Voi chết về ngà chim chết về lông. Lớn người to ngã. Leo cao ngã đau. Đời cha ăn mặn dời con khất nước. Om rơm nhặm bụng. Trăm sông đổ một ngọn nguồn. Sanh không thủng cá đi đường nào. Hay chơi dao có ngày đứt tay. Đi đêm có ngày gặp ma. 90 Đây chỉ là 9 trong số 1444 câu không có vần chiếm 33 trong cuốn sách này. 67 số lượng những câu còn lại là có vần. Khi nghiên cứu vần trong tục ngữ chúng tôi dựa vào hai cơ sở khoảng cách giữa các vần và mức độ hòa âm của chúng. Dựa vào cơ sở thứ nhất chúng tôi khảo sát vẩn liền và vần cách. Dựa vào cơ sở thứ hai chúng tôi khâo sát vần tuyệt đôì và vần tương đối. íh 2. Vần liền và vần cách. . Vẩn liền 20 . Vần liền bao gồm những câu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.