TAILIEUCHUNG - Lệ làng với sự phát triển kinh tế hàng hóa - Bùi Xuân Đính

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Xã hội học có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Lệ làng với sự phát triển kinh tế hàng hóa" dưới đây. Nội dung bài viết giới thiệu đến các bạn các lệ làng của các làng nghề, tầm ảnh hưởng của lệ làng với sự phát triển kinh tế hàng hóa. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu. | 122 Xã hội học Số 4 44 1993 LỆ LÀNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA BÙI XUÂN ĐÍNH Trong tư duy của người nông dân Việt ở đồng bằng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khái niệm kinh tế hàng hóa không rõ nét và không được họ hiểu tường tận như chúng ta ngày nay. Điều này là hệ quả của những đặc điểm về kết cấu kinh tế - xã hội của làng xã phong kiến. Tư tưởng dĩ nông vi bản ăn sâu trong người nông dân từ bao đời đã dẫn đến một thực trạng chung là đại bộ phận các làng Việt là những làng nông nghiệp tự cấp tự túc. Điều kiện kỹ thuật thời phong kiến tạo ra một năng suất nông nghiệp thấp không thúc đẩy thâm canh tăng vụ nên không thể tạo ra được khối lượng nông sản thừa để trở thành hàng hóa. Giữa vô vàn những làng nông nghiệp xuất hiện những làng thủ công chuyên nghiệp mà sản phẩm của chúng mang tính hàng hóa cao. Thảng hoặc nổi lên những làng chuyên buôn bán - hệt như những ốc đảo nhỏ nhoi giữa sa mạc mênh giêng các làng nông nghiệp song họ thật sự là chiếc cầu nối nhịp nhàng giữa các làng nông và làng nghề hoặc giữa các làng nghề với nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu công cụ sản xuất. Một đặc điểm nổi bật khác của xã hội nông thôn Việt thời phong kiến là cư dân dù sóng bằng nghề nông nghề thủ công hay chuyên buôn bán đều lấy làng làm đơn vị tụ cư chính. Về cơ cấu tổ chức các làng Việt dù thuộc loại hình nào xét trên bình diện kinh tế ngành nghề cũng theo một khuôn mẫu chung. Cư dân ở loại hình làng nào cũng bị chi phối nặng nề của một loạt các mối quan hệ của làng xã. Đó là các quan hệ về xóm giềng về huyết thống về đẳng cấp về tín ngưỡng hay việc quan hệ về cộng đồng làng nói chung. Tất cả được thể chế hóa thành lệ làng và chính lệ làng này đã ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hàng hóa của các làng dù sống bằng nghề nào. 1. Trước tiên ở những làng nông nghiệp thuần túy 1 nhìn chung làng xã tôn trọng việc làm ăn của các gia đình. Tuy nhiên như đã trình bày ở đại đa số các làng này khối lượng nông sản dư thừa để trở thành hàng hóa không .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.