TAILIEUCHUNG - Biến đổi kinh tế xã hội và khả năng giảm chuẩn mực số con trong các gia đình nông dân Bắc Bộ - Nguyễn Hữu Minh

Sự thay đổi những đặc trưng kinh tế xã hội chủ yếu cảu các hộ gia đình nông dân, sự biến đổi một số tập quán liên quan đến vấn đề sinh đẻ là những nội dung chính trong bài viết "Biến đổi kinh tế xã hội và khả năng giảm chuẩn mực số con trong các gia đình nông dân Bắc Bộ". . | Xã hội học số 4 - 1991 Biến đổi kinh tế - xã hội và khả năng giảm chuẩn mực số con trong các gia đình nông dân Bắc Bộ NGUYỄN HỮU MINH Chuẩn mực số con trong gia đình là một yếu tố có sức chi phối mạnh mẽ đối với mức sinh. Thực tiễn ở nước ta cho thấy nhiều năm qua bất chấp những nỗ lực về y tế dành cho công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình sự kiên quyết về hành chính và có một số lượng đáng kể các cặp vợ chồng chấp nhận tránh thai mức độ giảm tỷ suất sinh ở Việt Nạ còn chậm Tỷ suất sinh năm 1979 là 32 9 O năm 1988 là 31 3 ovà năm 1989 là 30 3 o .Tìm hiểu biến đổi của chuẩn mực này trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay là cần thiết để góp phần dự báo sự biến động dân số những năm tới và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm giảm mức sinh ở nước ta. Chuẩn mực số cãontrong gia đình được hình thành trong mối quan hệ với một hệ thống phức tạp các nhân tố kinh tế - xã hội cùng sự tương tác lẫn nhau của chúng. Do những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta sau khoán sản phẩm năm 1981 và đặc biệt là sau khoán hộ 1988 chuẩn mực số con trong gia đình nông dân đang có biểu hiện khác với trước đây và rất cần được lý giải. Trong bài viết này chúng tôi phác thảo một hướng phân tích khả năng giảm chuẩn mực số con trong các gia đình nông dân Bắc Bộ trong điều kiện mới thông qua tác động của 3 yếu tố cơ bản được xét biệt lập một cách tương đối 1 Sự thay đổi những đặc trưng kinh tế - xã hội chủ yếu của các hộ gia đình nông dân có liên quan đến mức sinh . 2 Sự biến đổi địa vị người phụ nữ. 3 Sự thay đổi các tập quán tâm lý liên quan đến hành vi sinh đề. Ngoài việc sử dụng chủ yếu tư liệu của cuộc điều tra FFS năm 1990 chúng tôi có sử dụng các tư liệu khác trong cuộc khảo sát P2O ở Quảng Bị Hà Tây năm 1989 và những cuộc điều tra nông thôn của Viện Xã hội học năm 1990 ở Hải Vân Hà Nam Ninh Tam Sơn Hà Bắc . I. SỰ THAY ĐỔI NHỮNG ĐẶC TRƯNG KINH TẾ- XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA CÁC HỘ GIÁ ĐÌNH NÔNG DÂN 1. Gia đình trở thành đơn vị sản xuất cơ bản ở nông thôn. Sau gần 10 năm thực hiện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.