TAILIEUCHUNG - Giáo án Kỹ thuật 4 bài 14: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Kỹ thuật 4 bài 14: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Kỹ thuật 4 bài 14: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | BÀI 14: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết tên gọi, hình dáng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 2. Kĩ năng - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít. 3. Thái độ - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Học sinh: SGK Kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 30' 3’ 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ. - GV giới thiệu từng nhóm chi tiết chính theo mục 1 (SGK). - Yêu cầu HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H1 – SGK). - GV chọn một số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó. - GV hướng dẫn và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp. - GV cho các nhóm HS tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo như H1 (SGK). * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít. a) Lắp vít - GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước: + Khi lắp các chi tiết, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái vặn ốc vào vít. + Sau khi ren của ốc khớp vào với ren của vít, dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua-vít theo chiều kim đồng hồ. + Vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau. - Gọi HS lên bảng thao tác lắp vít. b) Tháo vít - Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua-vít ngược chiều kim đồng hồ. - Yêu cầu HS quan sát H3 (SGK) và thực hành cách tháo vít. c) Lắp ghép một số chi tiết - GV thao tác mẫu một trong bốn mối ghép trong H4 (SGK). - GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép. * Hoạt động 3: HS thực hành. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở H4a, b, c, d, e. - Yêu cầu HS thực hành lắp ghép các mối ghép. - Hướng dẫn HS: + Phải sử dụng cờ-lê, tua-vít để tháo, lắp các chi tiết. + Chú ý an toàn khi sử dụng tua-vít. + Phải dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi. + Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng quy trình. + Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Nghe. - Thực hiện. - Trả lời. - Theo dõi. - Theo dõi. - 2 – 3 HS thực hiện. - Nghe. - Quan sát và thực hiện. - Theo dõi. - Theo dõi. - Thảo luận và đếm số lượng. - Thực hành. - Theo dõi. - Trưng bày sản phẩm. - Tự đánh giá sản phẩm
đang nạp các trang xem trước