TAILIEUCHUNG - Bài giảng Địa chất đại cương: Chương 9 - Hoạt động địa chất của nước dưới đất

Bài giảng Địa chất đại cương: Chương 9 - Hoạt động địa chất của nước dưới đất giúp các bạn biết được các thuộc tính của nước dưới đất, thành phần hóa học của nước dưới đất, hoạt động địa chất của nước ngầm, khai thác nước dưới đất và những vấn đề liên quan. Bài giảng hữu ích với những bạn chuyên ngành Địa chất và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.  | CHƯƠNG 9 HOẠT ĐỘNG ĐỊA CHẤT CỦA NƯỚC DƯỚI ĐẤT Nước dưới đất tồn tại trong các khe hở của đất đá tạo lên đới bão hòa nước bên dưới bề mặt trái đất. Trạng thái tồn tại của nước dưới đất ở cả ba thể: rắn, lỏng và khí, tùy theo vị trí địa lý, điều kiện khí hậu mà tỉ lệ giữa ba trạng thái của nước dưới đất có thể thay đổi. Trong phần lớn các trường hợp thì nước dưới đất ở trạng thái lỏng chiếm tỉ lệ cao nhất. Độ sâu tồn tại của nước dưới đất thay đổi từ 0 m đến vài km bên dưới bề mặt trái đất. Khả năng tàng trữ và lưu thông nước dưới đất phụ thuộc vào hai yếu tố chính: CÁC THUỘC TÍNH CỦA NƯỚC DƯỚI ĐẤT Độ rỗng: Ở độ sâu khoảng một vài km bên dưới bề mặt trái đất, các đá thường chứa các khe nứt hay lỗ hổng được lấp đầy bởi nước và không khí. Tỉ lệ % thể tích của lỗ hổng+khe nứt/tổng thể tích của khối đá được gọi là độ rỗng. Các tầng cát, sỏi có độ rỗng ~40% trong khi tầng bùn có độ rỗng có thể đạt ~90%. Thông thường các đá bở rời có độ rỗng lớn hơn các đá đã gắn kết Độ thấm: khả năng của đất, đá có khả năng cho nước lưu thông qua nó. Thông thường đất/đá có độ rỗng cao cũng có độ thấm cao nhưng độ thấm phụ thuộc mạnh vào kích thước và sự liên thông của các lỗ hổng. (vd: sét có độ rỗng rất cao nhưng độ thấm lại rất thấp). Một phần nước trên mặt (nước mưa, nước sông/hồ, nước băng tan) thấm xuống các khe nứt/lỗ hổng bên dưới bề mặt trái đất dưới tác dụng của trọng lực. Các khe nứt/lỗ hổng chỉ tồn tại đến một độ sâu nhất định (vài km) nên nước chỉ thấm đến một độ sâu nhất định và bị khống chế bởi tầng đá không nứt nẻ bên dưới (tầng chắn nước). Theo thứ tự từ dưới lên trên, nước dưới đất được chia thành hai đới: Đới nước bão hòa: là đới chứa nước nằm trực tiếp trên bề mặt cách nước, ở đó các lỗ hổng trong đá được lấp đầy và bão hòa nước, nước di chuyển theo phương ngang là chính. Đới chưa bão hòa (đới thông khí): có các phân tử khí phân tán trong nước; nằm bên trên đới bão hòa. Trong đới này nước di chuyển theo chiều thẳng đứng là chủ đạo. Bề mặt ngăn cách hai đới nước này .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.