TAILIEUCHUNG - Địa danh Phủ đệ lưu giữ Huế xưa

Từ những ngôi phủ đệ, cuộc sống quyền quý của các thành viên hoàng gia trong chốn cung cấm theo đó mà thâm nhập vào đời sống dân gian. Cho dù ở nơi ở mới, cánh cửa phủ đệ vẫn lặng lẽ đóng kín nhưng khoảng cách giữa thường dân với các bậc quyền quý trong cung đã phần nào được khỏa lấp và văn hóa cung đình cũng theo đó mà lan tỏa khắp chốn kinh kỳ. | Địa danh Phủ đệ lưu giữ Huế xưa Từ những ngôi phủ đệ cuộc sống quyền quý của các thành viên hoàng gia trong chốn cung cấm theo đó mà thâm nhập vào đời sống dân gian. Cho dù ở nơi ở mới cánh cửa phủ đệ vẫn lặng lẽ đóng kín nhưng khoảng cách giữa thường dân với các bậc quyền quý trong cung đã phần nào được khỏa lấp và văn hóa cung đình cũng theo đó mà lan tỏa khắp chốn kinh kỳ. Ngôi Phủ Đệ Du khách đến Huế dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng son một thuở bên trong những vòng tường thành rêu phong cổ kính hay viếng thăm những lăng tẩm uy nghi của các vị vua triều Nguyễn đang giấu mình dưới bóng cổ tùng nơi vùng đồi núi chập chùng ở phía tây Kinh Thành Huế. Ít ai chú ý đến những phủ đệ của các ông hoàng bà chúa nằm xen giữa phố thị đông đúc hoặc lẩn khuất nơi thôn dã ở vùng ngoại ô với những bức tường phủ rêu và những cánh cửa đóng kín quanh năm như muốn che đậy một thế giới riêng tư của lớp người đã đem đến cho Huế một tính cách không giống ai tính cách mệ. Kỳ thực những phủ đệ ấy từng vang bóng một thời và nay là nơi lưu giữ những ánh hào quang quá vãng của Huế xưa mà nếu thiếu vắng thì bức chân dung xứ Huế sẽ trở nên nhạt nhòa vì thiếu những gam màu sâu lắng cô liêu. Phủ đệ tên gọi chốn ấy là nơi ở của các vương tôn hoàng tử và công chúa thời Nguyễn. Phủ là nơi ở của các hoàng thân hoàng tử sau khi lập gia đình từ đó mới phái sinh danh xưng phủ thiếp để gọi người vợ của hoàng tử tức là con dâu của nhà vua. Tùy theo tôn tước của chủ nhân được triều đình tập phong là tước công hay tước vương mà phủ ấy được gọi là công phủ hay vương phủ. Đệ là lối gọi tắt của từ đệ trạch là nơi ở của công chúa sau khi hạ giá tức là công chúa đã được gả chồng. Về sau người ta thường dùng chữ phủ đệ để gọi chung cho nơi ở của các ông hoàng bà chúa đã thành thân. Khi những ông hoàng bà chúa ấy trở thành người thiên cổ tòa chính đường trong phủ nơi trú tất của các ông hoàng bà chúa lúc sinh thời trở thành nơi thờ tự vong linh của chính họ. Ày cũng là lúc con cháu của họ .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.