TAILIEUCHUNG - Giáo án Công nghệ 7 bài 52: Thức ăn của động vật thủy sản

Bao gồm những bài soạn giáo án Thức ăn của động vật thủy sản là tư liệu bổ ích cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Qua những bài soạn giáo án quý thầy cô giáo tham khảo lẫn nhau những kinh nghiệm, kỹ năng và hình thức soạn giáo án của mình được tốt hơn. Học sinh biết thức ăn tự nhiên là những loại thức ăn có sẵn trong môi trường nước, giàu dinh dưỡng gồm vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. | I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS biết được thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào. - Hiểu được mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật ở dưới nước. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng quan sát - So sánh, - Hoạt động nhóm 3. Thái độ. - Có ý thức trong việc tìm kiếm cung cấp thức ăn cho vật nuôi thuỷ sản. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Phiếu học tập gồm 3 câu hỏi phần 1: Những loại thức ăn vật nuôi - Sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong nước. 2. Học sinh. - Phiếu học tập cá nhân III. Tiến trình tổ chức dạy - học. định tổ chức lớp (1 phút ) Sỹ số lớp 7A: /31 . 7B: /30 . 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Trình bày các tính chất của nước nuôi thuỷ sản? - Trả lời: Trình bày 3 tính chất: + Tính chất vật lý + Tính chất hoá học + Tính chất sinh học 3. Bài mới. Hoạt động 1 (21 phút) 1. Những loại thức ăn của tôm, cá GV: Yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình 82, 83 SGK, chia lớp thánh 6 nhóm, thảo luận các câu hỏi: 1. Thức ăn tôm cá gồm mấy loại? 2. Kể tên các thực vật phù du? Thực vật bậc cao sống dưới nước? Động vật phù du? Động vật đáy? 3. Kể tên các thức ăn tinh? Thức ăn thô? Thức ăn hỗn hợp? HS: Đọc thông tin, quan sát tranh và thảo luận 5 phút. Trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập. GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung nêu được: 1. Gồm 2 loại:Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 2. Thức ăn phù du: Các loại tảo, thực vật bậc cao như Rong; Động vật phù du: Bộ vôi voi, trùng hình tia; Động vật đáy: Giun, ốc, trai. 3. Thức ăn tinh: Cám, bột ngô, bột sắn. Thức ăn thô: Rau, cỏ, phân vô cơ, hữu cơ. Thức ăn hỗn hợp GV: Yêu cầu HS Kết luận các loại thức ăn tôm cá. HS: Kết luận - Bao gồm: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo + Thức ăn tự nhiên gồm: Động vật phù du, động vật đáy, thực vật phù du, thực vật bậc cao + Thức ăn nhân tạo: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp. GV? Thế nào là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo? HS: Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người cung cấp. GV? Thức ăn hỗn hợp là gì? HS: là thức ăn gồm nhiều thành phần dinh dưỡng trộn lại với nhau. Hoạt động 2 (15 phút) 2. Quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong nước nuôi thuỷ sản. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và sơ đồ 16 SGK trả lời câu hỏi: Thức ăn của thực vật thuỷ sinh vi khuẩn là gì? HS: Nghiên cứu thông tin trả lời được: Là chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. GV? Thức ăn của động vật phù du là gì? HS: Thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh, động vật đáy, vi khuẩn. GV? Các sinh vật trong nước có mối quan hệ với nhau như thế nào? HS: Có mối quan hệ với nhau về thức ăn. GV: Kết luận sơ đồ Chất dinh dưỡng hoà tan,chất vẩn Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn Động vật phù du Động vật đáy GV? Muốn tăng lượng thức ăn cho tôm cá phải làm gì? HS: Tăng các chất dinh dưỡng hoà tan bằng cách bón phân vô cơ, hữu cơ hợp lý. HS đọc ghi nhớ cuối bài 4. Củng cố (3 phút). Hãy cho biết các loại thức ăn vật nuôi? Phân biệt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo? Tại sao nên bón phân vô cơ hay hữu cơ với một lượng thích hợp vào nước nuôi thuỷ sản? 5. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút ). Học và trả lời câu hỏi cuối bài Chuẩn bị mỗi nhóm 1 2 mẫu thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.