TAILIEUCHUNG - Quản lý dự án kinh doanh

Theo Giáo sư Morimitsu Inaba, chuyên viên nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Mitsubishi, Nhật Bản, các dự án thường là những bộ phận rất quan trọng nằm trong chiến lược kinh doanh của một công ty. | Quản lý dự án kinh doanh Theo Giáo sư Morimitsu Inaba chuyên viên nghiên cứu cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Mitsubishi Nhật Bản các dự án thường là những bộ phận rất quan trọng nằm trong chiến lược kinh doanh của một công ty. Chiến lược như vậy bao gồm hàng loạt hoạt động như phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng công suất của nhà máy thay đổi về cơ cấu đội ngũ nhân viên hay văn hoá doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn ở từng khu vực hoặc thiết kế hệ thống vận chuyển mới thực hiện kế hoạch kinh doanh mới và thành lập doanh nghiệp mới. Giáo sư Inaba gợi ý rằng một doanh nhân Việt Nam nếu có kế hoạch xây dựng nhà máy chẳng hạn như nhà máy dệt ở Hà Nội để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản cần phải nghiên cứu tính khả thi của dự án. Mục đích của công việc này là đánh giá xem dự án được đề xuất có tính khả thi về mặt kỹ thuật và có khả năng sinh lời hay không. Theo vị giáo sư trên việc nghiên cứu như vậy bao gồm các nhiệm vụ sau những nhiệm vụ này có thể do một công ty tư vấn tiến hành . Trước tiên cần tiến hành nghiên cứu thị trường các sản phẩm dệt ở Nhật Bản để đánh giá về các xu hướng thị trường như biến động doanh thu đồ may sẵn theo các đối tượng người tiêu dùng xu hướng về giá cả và sự tăng giá của những sản phẩm này thị phần của các sản phẩm nhập khẩu từ các nước châu Á khác dự đoán về doanh thu các sản phẩm dệt theo vùng giá chất lượng và các phân đoạn thị trường theo khách hàng mục tiêu. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu ngành để đánh giá công suất của các nhà máy nội địa Nhật Bản xu hướng kinh doanh của các công ty dệt ở các nước châu Á khác chu kỳ và quá trình sản xuất của ngành dệt. Công việc kế tiếp là xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam dựa trên cơ sở khả năng cạnh tranh và điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này cần xác định thị trường ngách hoặc thị trường triển vọng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.