TAILIEUCHUNG - BÁO CÁO " ĐÁP ỨNG KHÁNG THỂ CỦA CHUỘT BẠCH ĐỐI VỚI VIRUT VIÊM NÃO NHẬT BẢN CHỦNG CTM-P7 "

Khả năng gây đáp ứng kháng thể của virut viêm não Nhật Bản (VNNB) chủng CTMP-7, chủng phân lập từ muỗi tại thành phố Cần Thơ, được khảo sát trên chuột bạch 3 tháng tuổi. Nghiên cứu được thực hiện bằng việc so sánh tính gây đáp ứng kháng thể HI của chủng virut này với chủng Nakayama, chủng virut VNNB nguyên mẫu. Kết quả cho thấy sau khi tiêm virut VNNB chủng Nakayama hoặc CTMP-7 với liều 200 SMICLD50 bằng đường tĩnh mạch, bắp thịt, dưới da và phúc mạc, tất cả chuột thí nghiệm ở 2 nghiệm. | Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software http For evaluation only. KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y - TẬP XVIII - SỐ 6 - 2011 ĐÁP ỨNG KHÁNG THẺ CỦA CHUỘT BẠCH ĐỐI VỚI VIRUT VIÊM NÃO NHẬT BẢN CHỦnG CTM-P7 Hồ Thị Việt Thu Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Khả năng gây đáp ứng kháng thể của virut viêm não Nhật Bản VNNB chủng CTMP-7 chủng phân lập từ muỗi tại thành phố Cần Thơ được khảo sát trên chuột bạch 3 tháng tuổi. Nghiên cứu được thực hiện bằng việc so sánh tính gây đáp ứng kháng thể HI của chủng virut này với chủng Nakayama chủng virut VNNB nguyên mẫu. Kết quả cho thấy sau khi tiêm virut VNNB chủng Nakayama hoặc CTMP-7 với liều 200 SMICLD50 bằng đường tĩnh mạch bắp thịt dưới da và phúc mạc tất cả chuột thí nghiệm ở 2 nghiệm thức đều khỏe mạnh không có dấu hiệu bất thường sau 1 tuần một số chuột thí nghiệm có đáp ứng kháng thể HI ở tuần thứ 2 tất cả chuột 100 đều có kháng thể và hiệu giá kháng thể trung bình GMT đạt cao nhất vào tuần thứ 3. Sau thời điểm này hiệu giá kháng thể giảm nhanh và không phát hiện được kháng thể vào tuần thứ 6 sau khi tiêm ở tất cả chuột thí nghiệm. Kết quả gây nhiễm bằng 6 đường tĩnh mạch bắp thịt dưới da phúc mạc uống và nhỏ mũi cho chuột bạch 3 tháng tuổi với SMICLD50 chủng CTMP-7 gây chết 25 0 chuột thí nghiệm và với chủng Nakayama có 27 7 chuột bị chết. Những chuột còn sống trong thí nghiệm này có đáp ứng kháng thể cao và kéo dài hơn so với chuột được tiêm 200 SMICLD50 ở cùng đường tiêm. Kháng thể được phát hiện trên một số chuột sau khi gây nhiễm 1 tuần tất cả chuột có kháng thể ở tuần thứ 2 và GMT đạt đỉnh mức cao nhất ở tuần thứ 3. Sau đó hiệu giá kháng thể giảm dần và không phát hiện được kháng thể ở tất cả các chuột thí nghiệm vào tuần thứ 8 sau khi gây nhiễm với 2 chủng virut nói trên. Đáp ứng kháng thể và hiệu giá kháng thể trung bình GMT của nhóm chuột gây nhiễm bởi chủng CTMP-7 và chủng Nakayama gần giống nhau. Từ khóa Chuột bạch Virut viêm não Nhật Bản Chủng CTMP-7 Liều và đường tiêm chủng Đáp ứng kháng thể .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.