TAILIEUCHUNG - Về cặp vị từ gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt
Bài viết trình bày kết quả khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của các cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt. Qua đó, làm rõ cách thức hoạt động của cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng và các tham tố của chúng, cũng như xác định ranh giới giữa câu khởi trạng và câu bị động. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hoàng Yến _ VỀ CẶP VỊ TỪ GÂY KHIẾN – KHỞI TRẠNG TRONG TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN* TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của các cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt. Qua đó, làm rõ cách thức hoạt động của cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng và các tham tố của chúng, cũng như xác định ranh giới giữa câu khởi trạng và câu bị động. Keywords: cặp vị từ, vị từ gây khiến, vị từ khởi trạng, sự luân phiên bổ sung, sự luân phiên dễ biến đổi ABSTRACT The pair of causative and inchoative verbs in Vietnamese The article presents some research results on the syntactic - semantic features of causative alternative verbal pairs (predicative pairs) and their components in Vietnamese, and it also determines the demarcation between inchoative and passive structures (patterns) Keywords: a pair of verbs, causative verbs, inchoative verbs, suppletive alternations, labile alternations. 1. Trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt của Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995) khi phân tích kết cấu gây khiến – kết quả, các tác giả có đưa ra những cặp vị từ làm ví dụ như đập vỡ, ninh nhừ, bẻ gãy, uốn cong, đốt cháy, dẫm nát, giã nhỏ. Theo đó, các vị từ ở vị trí đầu như đập, ninh, bẻ, uốn, đốt, dẫm, giã được xem là “những vị từ hành động chuyển tác – gây khiến” [1, ] hoặc là “những vị từ tác động, có khả năng làm trung tâm cho kết cấu gây khiến – kết quả” [2, , 115]; và các vị từ ở vị trí thứ hai (vỡ, nhừ, gãy, cong, cháy, nát, nhỏ.) là những vị từ “chỉ kết quả của hành động đối với đối tượng”, chỉ “trạng thái mới của đối tượng sau khi bị tác động”. Trước đó, Nguyễn Kim Thản (1976) thì xem vị từ thứ hai là những “động từ chắp”, “động từ kèm thêm ý nghĩa kết quả” [3, , 228]. Như vậy, các thành tố của các cặp vị từ dù được xem xét tách biệt .
đang nạp các trang xem trước