TAILIEUCHUNG - Vai trò của mã vạch trong hoạt động thư viện

Mã vạch bắt đầu được áp dụng vào thực tế công tác thông tin thư viện ở những nước công nghiệp phát triển đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Pháp khoảng đầu những năm 1980, nhất là sau khi chỉ số ISBN (International Standard Book Number) và ISSN (International Standard Serial Number) được tạo lập, để kiểm soát nguồn sách báo trên phạm vi toàn thế giới và có liên quan chặt chẽ với quá trình tin học hoá thư viện. Vào cuối những năm 1980, một số nước thành viên của hệ thống IBSN đã đạt tới trình. | Vai trò của mã vạch trong hoạt động thư viện Mã vạch bắt đầu được áp dụng vào thực tế công tác thông tin thư viện ở những nước công nghiệp phát triển đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Pháp khoảng đầu những năm 1980 nhất là sau khi chỉ số ISBN International Standard Book Number và ISSN International Standard Serial Number được tạo lập để kiểm soát nguồn sách báo trên phạm vi toàn thế giới và có liên quan chặt chẽ với quá trình tin học hoá thư viện. Vào cuối những năm 1980 một số nước thành viên của hệ thống IBSN đã đạt tới trình độ mới trong việc tổ chức đối thoại trên máy và kiểm tra điện tử việc thực hiện các đơn hàng. Các mã số đã được cải tiến thành dạng đọc trên máy. Mã vạch được phản ánh trên nhiều loại hàng hoá trong đó có cả xuất bản phẩm của nhiều nước. Trong nhiều kiểu mã vạch thì kiểu được thế giới yêu chuộng hơn cả là kiểu của Châu Âu EAN European Article Number Ở nhiều nước mã vạch đã dùng làm ký hiệu của các kiện sách gửi qua bưu điện. Chẳng hạn như ở Mỹ có tiêu chuẩn về mã vạch thông tin trên các kiện sách trong đó ghi rõ ISBN giá số lượng bán kiểu bìa số lượng đặt số đơn đặt. Các hệ thống đặt sách từ xa trên cơ sở mã vạch đầu tiên được hoạt động ở Cộng hoà Liên bang Đức vào giữa những năm 1980. Hệ thống đặt sách từ xa là một tổ hợp các hệ thống điện tử kiểm tra các kho nghiên cứu nhu cầu bạn đọc hệ thống đơn đặt của các công ty phát hành sách và các thư viện chuyển đến nhà xuất bản. Cơ sở của nó là sự liên lạc trực tiếp của máy tính đầu cuối với các nguồn thông tin thư mục. Ở Pháp hệ thống tự động hoá công tác thư mục sách phát hành và đơn đặt từ xa có thiết bị dùng để thống kê tất cả các thao tác và chuẩn bị nhãn có ghi mã vạch. Nhãn được dán hoặc gài vào sách. Nhãn của những sách đã bán được người bán giữ lại để nghiên cứu giải quyết vấn đề bổ sung mặt hàng mã vạch tự động tái hiện trên ISBN Vào cuối những năm 1980 các thư viện thuộc trường Đại học Tổng hợp ở bang Alânt Hoa Kỳ đã áp dụng mã vạch để kiểm soát quá trình xuất tài liệu có liên quan đến sử dụng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.