TAILIEUCHUNG - Độc đáo Lễ hội "Cúng rừng" của người Mông, Lào Cai

Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Mông nói chung và người Mông Lào Cai nói riêng có một nền văn hóa phong phú đa dạng, được thể hiện thông qua các lễ hội. Trong số đó, độc đáo và đặc sắc nhất phải kể đến “Lễ hội cúng rừng” của người Mông xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai. Lễ cúng rừng của người Mông thường được tổ chức vào đầu năm (ảnh intennet) Được tổ chức vào ngày 06/6 Âm lịch hàng năm, Lễ hội cúng rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm. | Cũng như nhiều dân tộc khác dân tộc Mông nói chung và người Mông Lào Cai nói riêng có một nền văn hóa phong phú đa dạng được thể hiện thông qua các lễ hội. Trong số đó độc đáo và đặc sắc nhất phải kể đến Lễ hội cúng rừng của người Mông xã Sín Chéng huyện Si Ma Cai. ễ cúng rừng của người Mông thường được tổ chức vào đầu năm ảnh intennet Được tổ chức vào ngày 06 6 Âm lịch hàng năm Lễ hội cúng rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông xã Sín Chéng. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất độc đáo và quan trọng nhất trong năm đối với người Mông nơi đây. Theo các già làng nơi đây kể lại lễ hội cúng rừng đã có từ lâu đời và được gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Trong đời sống tâm linh của người Mông luôn tồn tại những truyền thuyết cổ xưa những câu chuyện huyền bí kể về sự linh thiêng của những khu rừng cấm rừng thiêng. Họ luôn tin rằng trong rừng có Thần rừng cai quản và che chở phù hộ cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày vì vậy Thần rừng được tôn thờ sùng kính như đối với ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng thờ Thần rừng của người Mông như một sợi dây tâm linh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế hiện nay thôn nào của xã Sín Chéng cũng có một khu rừng cấm nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn với những qui định bất khả xâm phạm . Linh thiêng lễ hội cúng rừng Lễ vật để cúng rừng gồm 1 con gà trống 1 con lợn nhỏ 4 chén rượu 1 ít mẻ 1 ít cơm tẻ hương và giấy bản. Các lễ vật này được bầy trên một chiếc bàn được làm bằng tre hoặc vầu. Thầy mo tiến hành nghi lễ cúng Thần rừng qua hai lần cúng cúng khi con vật còn sống và sau khi đã chế biến chín. Thức ăn chín được đặt trên lá chuối hoặc lá khoai mon rừng và để lên bàn cúng cùng với 4 chén rượu và một ít mẻ để vào 2 chiếc lá khoai. Mỗi lần cúng đều có bài cúng riêng và tương ứng với một thời gian nhất định trong buổi lễ. Trước khi con vật được đem đi chế biến để cúng lần thứ hai thầy cúng sẽ cắt tiết gà rồi lấy lông nhúng vào bát tiết dán lên gốc cây cổ thụ báo với Thần rừng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.