TAILIEUCHUNG - Các loại hình tố tụng hình sự và hướng áp dụng ở Việt Nam.

Theo Nghị quyết số 31/2009/NQ-QH 12 ngày 17/6/2009 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) thì Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) sẽ được sửa đổi. Như vậy, hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS đã được đặt ra. | Các loại hình tố tụng hình sự và hướng áp dụng ở Việt Nam Theo Nghị quyết số 31 2009 NQ-QH 12 ngày 17 6 2009 về Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2010 và bổ sung chương trình xây dựng luật pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII 2007-2011 thì Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS sẽ được sửa đổi. Như vậy hiện nay việc sửa đổi bổ sung BLTTHS đã được đặt ra. Vì vậy việc nghiên cứu các loại hình tố tụng hình sự TTHS để hoàn thiện pháp luật về TTHS là một công việc cần thiết. 1. Các loại hình tố tụng hình sự Loại hình TTHS là cách thức thể hiệnL biểu hiện cũng như cách thức tiến hành các hoạt động tố tụng. Trong lịch sử và hiện tại đã và đang tồn tại bốn loại hình TTHS cơ bản sau . Tố tụng tố cáo Đây là loại hình tố tụng được hình thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ nhưng tồn tại và phát triển cực thịnh trong thời kỳ đầu của xã hội phong kiến. Nét đặc trưng của tố tụng tố cáo là sự công nhận vị trí đặc biệt của người buộc tội - thường là người bị tội phạm xâm hại hay còn gọi là người bị hại. Việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự cũng như tiến hành hay chấm dứt các hoạt động tố tụng phụ thuộc vào ý chí của người buộc tội nên gọi là tư tố. Sau này thực tiễn cho thấy hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến lợi ích cá nhân người bị hại mà còn gây thiệt hại cho cả xã hội và nhà vua. Mặt khác để hạn chế tình trạng lợi dụng quyền tố cáo gây thiệt hại đến tính mạng danh dự nhân phẩm tài sản của người khác loại hình tố tụng tố cáo đòi hỏi khi tố cáo tội phạm với nhà chức trách người tố cáo phải tuyên thệ nếu người bị tố cáo không phạm tội người tố cáo có thể bị xử phạt. Điều này đã làm cho việc tố cáo của người bị hại giảm dần. Dần dần trong loại hình tố tụng tố cáo chủ thể buộc tội là cá nhân người bị hại được chuyển giao cho người đại diện lợi ích của nhà vua nên tư tố chuyển sang công tố. Chủ thể thực hiện chức năng bào chữa chính là người bị buộc tội. Hơn nữa mọi người đều có thể tham gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị buộc tội nên thời kỳ này đã xuất hiện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.