TAILIEUCHUNG - Ebook Những thách thức ở phương Nam: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Những thách thức ở phương Nam", phần 2 trình bày các nội dung: Sự vận động của phương Nam - Tiến tới một sự hợp tác gia tăng giữa các nước đang phát triển, những quan hệ Bắc - Nam và việc quản lý hệ thống quốc tế, phương Nam trước ngưỡng của của thế kỷ XXI. Mời các bạn tham khảo. | CHƯƠNG 4 Sự VẬN ĐỘNG CỦA PHƯƠNG NAM TIẾN TỚI MỘT Sự HỢP TÁC GIA TĂNG GIỮA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Hợp tác nam - nam tình huống và tương lai Viêc tìm kiếm những giải pháp nhằm tăng cường và đa dạng hoá sự hợp tác Nạm - Nam là một thách thức có tính quyết định đối với các nước đang phát triển . Gần 40 năm qua sự hợp tác Nam - Nam là một trong những mục tiêu của chính sách đối ngoại của các nước đang phát triển. Hợp tác Nam - Nam được đánh giá là có tác dụng làm thay đổi diện mạo phương Nam cũng như bộ mặt kinh tế thế giới và quan hê Nam - Bắc. Người ta đã đàu tư nhiều sức lực vào hợp tác Nam - Nam trên các lĩnh vực trí tuệ chính trị và tổ chức. nhưng cho đến nay chưa có gì lớn được hoàn tất. Giờ đây để vượt lên khó khăn và để đạt những nhịp cầu giữa các nước phương Nam người ta phải nhìn nhân một cách thực tế hơn so với quá khứ. Nhìn bao quát lịch sử Tư tưởng tự chủ tập thể có nguồn gốc từ phong trào giải phóng và chống đế quốc trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những liên kết vững chắc giữa các quốc gia 205 phương Nam đã hình thành vào thời điểm mà những nguyên tắc cơ bản của hành động tập thể và tự chủ đã kết tinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và bá quyền. Quá trình phi thực dân hoá phát triển nhờ các phong trào chông chủ nghĩa thực dân và những hoạt đông chính trị tập thể của các nước đang phát triển ở Liên hợp quốc. Các nước đang phát triển nhất là các nước ngay trước lúc giành được độc lập đã không chậm trễ tố giác rằng cơ sở của sự định hướng quan hệ kinh tế thế giới và phân công lao động vẫn là sự kéo dài của kỷ nguyên thực dân. Họ đá cùng nhau đưa ra một số đê nghị để biến đổi hệ thống kinh tế thế giới vê cơ cấu vê phương thức quản lý và cách làm mà những thể chế đa phương và các nước công nghiệp phương Bắc phải giúp đỡ đế chiến thắng đói nghèo và phát triển kinh tế. Hội nghị Á - Phi ở Băngđung năm 1955 là sự thể hiện đàu tiên của một phương Nam đã thức tỉnh đi vào sân khấu thế giới. Việc thành lập Phong trào Không liên kết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.