TAILIEUCHUNG - Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình "Nhà nước và pháp luật đại cương", phần 2 trình bày các nội dung: Hệ thống pháp luật Việt Nam; luật nhà nước; luật hành chính; luật hình sự, tố tụng hình sự; luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hôn nhan và gia đình; pháp luật kinh tế, lao đọng, tài chính, đất đai; pháp luật quốc tế. . | Chương VI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VI. 1. KHÁI NIỆM HỆ THỔNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM . Khái niệm và đặc điểm hệ thống pháp luật Việt Nam Pháp luật là hệ thông quy tắc xử sự quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận là những quy tắc nằm trong một chỉnh thể thống nhất có quan hệ chặt chẽ vối nhau. Trong phạm vi một quốc gia các quy phạm pháp luật có quan hệ với nhau rất chặt chẽ tạo thành hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Biểu hiện tính hệ thống của pháp luật các nhà nưởc xã hội chủ nghĩa trong đó có pháp luật Việt Nam là sự phân chia hệ thông ấy thành những ngành phân ngành các chế định pháp luật điều chỉnh những lĩnh vực nhóm quan hệ xã hội nhất định. Những nhóm quan hệ xã hội ấy giông nhau về nội dung và tính chất tồn tại một cách khách quan. Vậy hệ thống pháp luật Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất cấu- thành bởi các ngành luật các chế định pháp luật khác nhau điều chỉnh những lĩnh vực nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng nội dung đặc điểm và tính chất tồn tại một cách khách quan phù hợp với sự phát triển khách quan của chê độ kinh tế chính trị - xã hội. Tuy nhiên như phần của giáo trình này đã viết khái niệm hệ thốhg pháp luật còn có thể áp dụng để chỉ pháp luật 157 của nhóm các quốc gia có những đặc trưng giốhg nhau. Hệ thống pháp luật xã hội chù nghĩa trong đó có hệ thống pháp luật Việt Nam có ba đặc điểm chủ yếu 1. Tính khách quan Đây là điểm quan trọng nhất thể hiện tính phụ thuộc của cả hệ thống pháp luật cùa từng ngành luật chê định pháp luật và cả từng quy phạm pháp luật trong các chế định vào tồn tại xã hội. Nghĩa là các quan hệ kinh tế chính trị - xã hội của thực tiễn khách quan quyết định sự tồn tại cũng như đặc điểm nội dung tính chất của cả hệ thống pháp luật và từng bộ phận cấu thành của nó. 2. Tính thống nhất hài hòa bên trong Đây là đặc trưng của hệ thống. Trong bức thư gửi Smít năm 1890 Ph Ăngghen viết Trong một quốc gia hiện đại pháp luật không những phải là sự biểu hiện các điểu kiện kinh tế mà còn phải là sự biểu hiện hài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.