TAILIEUCHUNG - Bài giảng Đạo đức trong nghiên cứu và kỹ năng trích dẫn, lập thư mục tài liệu trích dẫn tài liệu tham khảo – Lê Thanh Sang

Bài giảng "Đạo đức trong nghiên cứu và kỹ năng trích dẫn, lập thư mục tài liệu trích dẫn tài liệu tham khảo" cung cấp cho người học kiến thức: Thế nào là đạo văn, tại sao lại phải trích dẫn, các cách tiếp cận phân tích, yêu cầu trong trình bày các kết quả nghiên cứu,. nội dung chi tiết. | ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU và KỸ NĂNG TRÍCH DẪN, LẬP THƯ MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO Thế nào là đạo văn (plagiarism)? Sử dụng ý tưởng hoặc văn của người khác mà không ghi nguồn trích dẫn. - Viết bài mà không có tài liệu tham khảo. Sử dụng nguyên văn cách diễn đạt (dù chỉ là một câu) của người khác mà không để trong ngoặc kép và nguồn cụ thể. Ăn cắp ý tưởng và sử dụng các dữ liệu của người khác mà không ghi nguồn. Tự đạo văn: tự mình “chế biến lại” các nghiên cứu cũ của mình và công bố như là mới. (“Gian lận và vi phạm đạo đức trong khoa học” của GS. Nguyễn Văn Tuấn) Tại sao lại phải trích dẫn (citation)? Thể hiện sự tôn vinh người có đóng góp khoa học và quyền sở hữu trí tuệ của họ. Thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của người viết đối với lĩnh vực nghiên cứu. Tăng giá trị của bài viết từ việc sử dụng các cơ sở khoa học và nguồn tư liệu đáng tin cậy. Giúp người đọc kiểm chứng độ tin cậy hoặc tiếp cận với các nguồn tài liệu tham khảo. Trích dẫn như thế nào? Trích dẫn trực tiếp: đặt phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép và ghi nguồn: tên tác giả, năm, trang trong dấu ngoặc đơn. Nguồn này sẽ được ghi tương ứng ở mục tài liệu trích dẫn. Trích dẫn gián tiếp: diễn đạt lại ý được trích dẫn theo cách của mình (paraphrase) trừ trường hợp một số khái niệm đặc trưng và ghi nguồn: tên tác giả, năm. Trong một số trường hợp, khi sử dụng các số liệu cụ thể hoặc sự kiện quan trọng cũng cần ghi số trang đển tiện kiểm chứng. Nếu có nhiều nguồn trích dẫn thì phải dùng dấu ; ngăn cách giữa các tác giả, và ghi theo thứ tự thời gian. Nếu tác giả có nhiều hơn một tác phẩm trong cùng 1 năm thì phải dùng chữ cái a, b, c sau số năm. Không ghi nguồn trích dẫn khi đó là những ý tưởng phổ biến, được chấp nhận rộng rãi, hoặc không có nguồn chính xác. (Giới thiệu “Kỹ năng trích dẫn ” và “Một số quy định đối với bài viết cho Tạp chí Quản lý Kinh tế và Vietnam Economic Management Review) TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các cách tiếp cận phân tích 1. Tiếp cận diễn dịch Lý thuyết Cung

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.