TAILIEUCHUNG - Ebook Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế", phần 2 trình bày các nội dung: Quan điểm của giới học giả Nhật Bản về liên kết Đông Á, nhận xét đánh giá và một số kiến nghị. nội dung chi tiết. | CHƯƠNG III QUAN ĐIỂM CỦA GIỚI HỌC GIẢ NHẬT BẢN VỂ LIÊN KẾT ĐÔNG Á Đối với Đông Á quá trình liên kết và hợp tác được hình thành trước hết trong lĩnh vực kinh tế từ những năm 1960 1970. Liên kết vùng trong thời kỳ này được thực hiện chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại đầu tư chuyển giao công nghệ giữa các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản và các doanh nghiệp các nước trong vùng. Quá trình hợp tác này đã hình thành nên mạng lưới sản xuất ở Đông Á dựa trên phân công lao động lợi thế so sánh và sự tác động của thị trường. Điều này cũng thể hiện tính đặc thù của hợp tác kinh tế của vùng này so với hợp tác và liên kết vùng Tây Âu và Bắc Mỹ là sự thiếu vắng của các hình thức hợp tác chính thức có tổ chức ở cấp Nhà nước giữa các nước trong vùng. Hình thức hợp tác vùng này cũng thiếu sự can thiệp của Nhà nước và sự gắn kết về mặt chính trị mà biểu hiện cụ thể là cho đến trước khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã không hình thành được một cơ chế các cấp chính thức trong vùng không có bất kỳ một tuyên bố chung đa phương hoặc trong toàn vùng. Tuy nhiên sự hình thành và sự phát triển của hợp tác vùng trong thời kỳ này cũng thể hiện những quan điểm có tính chiến lược nhất định thể hiện tính lịch sử và tính đặc thù riêng có của nó. Quan điểm có tính 101 chi phối định hướng cho quá trình hợp tác vùng trong suốt những năm 1960 đến nửa cuối những năm 1990 là các quan điểm về sự hợp tác vùng Đông Á được dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản và sự tồn tại của mạng lưới sản xuất vùng theo thứ bậc phát triển được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia của Nhật Bản. Vì vậy phần này tập trung trình bày một số học thuyết cũng như quan điểm chủ yếu của giới học giả Nhật Bản liên quan đến mô hình liên kết Đông Á. I. MÔ HÌNH ĐÀN NHẠN BAY - HỌC THUYẾT CHIẾN LƯỢC TRỌNG YẾU CỦA NHẬT BẢN TRONG HỢP TÁC KINH TỀ Vùng Đông á 1. Nội dung chủ yếu và sự biến chuyển của mô hình đàn nhạn bay Mô hình Đàn nhạn bay do nhà Kinh tế học Nhật Bản Akamatsu Kaname khởi xướng đầu tiên từ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.