TAILIEUCHUNG - Cơ sở Địa lý học

Tài liệu Cơ sở Địa lý học học giới thiệu khái niệm chung về bản đồ địa lý; các tính chất, yếu tố nội dung của bản đồ địa lý; cơ sở toán học của bản đồ địa lý; lưới chiếu, phân mảnh, bố cục, phân loại bản đồ; các phương pháp biểu thị hiện tượng trên bản đồ (các phương pháp bản đồ). | Cơ sở địa lý học 9 Cơ sở địa lý học Bởi unknown Khái niệm chung về bản đồ địa lý Định nghĩa Bản đồ địa lý là sự biểu thị thu nhỏ qui ước của bề mặt trái đất lên mặt phẳng xây dựng trên cơ sở toán học với sự trợ giúp và sử dụng các ký hiệu qui ước để phản ánh sự phân bố trạng thái và mối quan hệ tương quan của các hiện tượng thiên nhiên và xã hội được lựa chọn và khái quát hoá để phù hợp với mục đích sử dụng của bản đồ và đặc trưng cho khu vực nghiên cứu. Hình Biểu thị của bề mặt trái đất lên mặtphẳng Nguồn Keith Clarke 1995 1. Bản đồ như mô hình toán học Chúng ta biết trái đất có dạng Geoid nhưng trong thực tế được coi là hình Elipxoid có kích thước và hình dạng gần đúng như hình Geoid. 1 24 Cơ sở địa lý học Ellipsoid Hình Dạng Geoid và hình Elipxoid Nguồn Dorothy Freidel 1993 Khi biểu thị lên mặt phang một phần nhỏ bề mặt trái đất trong phạm vi 20x20km thì độ cong trái đất có thể bỏ qua. Trong trường hợp này các đường thẳng đã đo trên thực địa được thu nhỏ theo tỷ lệ qui định và biểu thị trên giấy không cần hiệu chỉnh độ cong của trái đất. Những bản vẽ như thế gọi là bình đồ. Trên bình đồ tỷ lệ ở mọi nơi và mọi hướng đều như nhau. Trên bản đồ biểu thị toàn bộ trái đất hoặc một diện tích lớn thì độ cong của trái đất là không thể bỏ qua. Việc chuyển từ mặt Elipxoid lên mặt phẳng được thực hiện nhờ phép chiếu bản đồ. Các phép chiếu biểu hiện quan hệ giữa toạ độ các điểm trên mặt đất và toạ độ các điểm đó trên mặt phẳng bằng các phương pháp toán học. trong trường hợp này các phần tử nội dung bản đồ giữ đúng vị trí địa lý nhưng sẽ có sai số về hình dạng hoặc diện tích. Bề mặt trái đất được biểu thị trên bản đồ với mức độ thu nhỏ khác nhau tại những phần khác nhau của nó có nghĩa là tỷ lệ ở những điểm khác nhau trên bản đồ cũng khác nhau. Có thể biểu thị mặt cầu trái đất trên mặt phẳng theo nhiều cách khác nhau. Nếu dùng các phép chiếu khác nhau và tuân theo các điều kiện toán học nhất định đặt ra cho sự biểu thị đó. Ví dụ người ta cần những phép chiếu đồng góc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.