TAILIEUCHUNG - Giáo án bài 23: Vẽ tranh: Đề tài tự chọn - Mỹ thuật 5 - GV.Hoàng T.My

Qua bài học Vẽ tranh: Đề tài tự chọn GV giúp HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. Qua đó, học sinh biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh. | TUẦN 23: Giáo án Mỹ thuật 5 BÀI 23: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Học sinh nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn - Tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích - Quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh của các hoạ sĩ và HS về những đề tài khác nhau - Hình gợi ý cách vẽ. 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên có thể miêu tả đôi nét về vẻ đẹp của phong cảnh, con người, những đồ vật quen thuộc . để lôi cuốn học sinh vào nội dung bài học. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm chọn nội dung đề tài: - Giáo viên cho học sinh xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu: + Các bức tranh đó vẽ về những đề tài gì? + Tranh tranh có những hình ảnh nào? - Giáo viên cho học sinh lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về cách chọn nội dung ở mỗi đề tài: Ví dụ: + Ở đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả diều . + Ở đề tài Nhà trường có thể vẽ phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, giờ ra chơi ở sân trường, chăm sóc vườn trường, vệ sinh trường lớp . - Ở đề tài Cảnh đẹp quê hương có thể vẽ về phong cảnh miền núi, miền biển, nông thôn, thành phố . - Giáo viên kết luận: Đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh - Giáo viên có thể gợi ý một số đề tài cụ thể để học sinh tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp. - Học sinh tự chọn đề tài và tìm các hình ảnh chính, phụ cho tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: Giáo viên gợi ý học sinh vẽ tranh: - Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh - Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn. - Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi học sinh Lưu ý: Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ một bức tranh theo ý thích. - Giáo viên quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những học sinh chưa chọn được nội dung đề tài. - Giáo viên nhắc học sinh nên vẽ hình to, rõ ràng. Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý học sinh tìm hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp để bài vẽ thêm sinh động. - Động viên, khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp . để tạo không khí thi đua học tập trong lớp. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét đánh giá về: + Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh + Cách thể hiện: Sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu. - Giáo viên khen ngợi những em hoàn thành tốt bài vẽ và nhắc nhở, động viên những em chưa vẽ xong cố gắng hơn ở những bài học sau. * Dặn dò: - Về nhà quan sát ấm tích và cái bát . - Các nhóm phân công chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau (ấm tích, ấm pha trà, bát, chén . nếu có điều kiện).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.