TAILIEUCHUNG - Dung dịch_chương 5

nhiên để hiểu đúng về dung dịch không phải là chuyện đơn giản. Với các lý thuyết hiện đại về hóa học đến nay vẫn chưa giải thích được rõ ràng một số vấn đề về dung dịch như: tính tan của các chất trong dung môi, các tính chất của dung dịch có nồng độ chất tan lớn,. Do đó vấn dề tìm hiểu dung dịch không chỉ xuất phát từ yêu cầu về mặt thực tiễn mà còn do yêu cầu về mặt lý thuyết | Chương 5 DUNG DỊCH I. DUNG DỊCH. 1. Khái niệm về dung dịch. 2. Thành phần của dung dịch. 3. Tương tác giữa chất tan và dung môi. 4. Tính chất của dung dịch không điện ly. 5. Tính chất của dung dịch điện ly-Hệ số Vant Hoff. 6. Dung dịch keo. I. DUNG DỊCH 1. Khái niệm về dung dịch Ngày nay dung dịch không phải là một khái niệm xa lạ nhờ tính phổ biến của nó. Tuy nhiên để hiểu đúng về dung dịch không phải là chuyện đơn giản. Với các lý thuyết hiện đại về hóa học đến nay vẫn chưa giải thích được rõ ràng một số vấn đề về dung dịch như tính tan của các chất trong dung môi các tính chất của dung dịch có nồng độ chất tan lớn . Do đó vấn dề tìm hiểu dung dịch không chỉ xuất phát từ yêu cầu về mặt thực tiễn mà còn do yêu cầu về mặt lý thuyết. a . Các hệ phân tán và dung dịch Dung dịch là các hệ phân tán nhưng không phải hệ phân tán nào cũng là dung dịch. Hệ phân tán là những hệ trong đó có ít nhất một chất phân bố gọi là chất phân tán vào một chất khác gọi là môi trường phân tán dưới dạng các hạt có kích thước nhỏ. Các hệ phân tán có thể được phân loại theo trạng thái tập hợp của chất phân tán vào môi trường phân tán hoặc theo kích thước của các hạt trong hệ phân tán hoặc theo cường độ tương tác giữa các hạt trong hệ phân tán . Tùy thuộc vào trạng thái tập hợp của chất phân tán và môi trường phân tán mà ta sẽ có các hệ phân tán sau K khí L lỏng R rắn K-K K-L K-R L- K L-L L-R R-K R-L R-R Tuy nhiên do tính chất của hệ phân tán phụ thuộc rất lớn vào kích thước của các hạt nên sự phân loại theo kích thước các hạt là có ý nghĩa hon cả. Hệ phân tán thô kích thước các hạt - cm do đó có thể nhìn thấy các hạt bằng mắt thường hoặc bằng kính hiển vi quang học. Tùy thuộc trạng thái của chất phân tán mà người ta phân biệt dạng huyền phù hay nhũ tưong. Dạng huyền phù thu được khi có sự phân bố hạt chất rắn trong chất lỏng ví dụ các hạt đất sét lo lững trong nước. Dạng nhũ tưong thu được khi có sự phân bố hạt chất lỏng trong chất lỏng ví dụ sữa là hệ nhũ tưong điển hình gồm các hạt mở lo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.