Là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam, Nam Cao đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ bao gồm viết về hai mảng đề tài lớn: người nông dân và người trí thức. Trong các tác phẩm, người ta thường bắt gặp sự lồng ghép quan niệm nghệ thuật của chính nhà văn thông qua hình tượng nghệ thuật hay phát ngôn của nhân vật: “Đời thừa”, “Giăng sáng”, “sống mòn”... và đặc biệt là “Đôi mắt”. Tác phẩm “Đôi mắt”, vân đề cách nhìn. Đây là vấn đề cốt lõi của người cầm bút. Chính vì thế, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Có thể nói, vấn đề đôi mắt là vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao”.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi con người, là nơi tiếp nhận tất cả các hình ảnh của cuộc sống để phản chiếu vào trong bộ não của con người. Nhắc đến đôi mắt là nói đến vấn đề cái nhìn nói rộng hơn, đó còn là vấn đề của lập trường tư tưởng và nhận thức của con người về cuộc sống. Điều này đồng thời quyết định đến thái độ sống và cách cư xử của con người đổi với những vấn đề mà họ chứng kiến. Đốì với nhà văn, đôi mắt là vân đề cái nhìn, thế giới quan, lập trường tư tưởng của người cầm bút. Có thể nói, đây chính là vấn đề quan trọng mang tính kiên quyết. Người có cái nhìn, quan điểm, lập trường, tư tưởng tiến bộ sẽ biết cách lựa chọn để đưa vào trong tác phẩm mình những chi tiết phù hợp. Mác - xen Pruts - xơ đã không dưới một lần bàn và nhấn mạnh về vai trò của cái nhìn - đôi mắt. Ông nói: “Đốì vói nhà vãn cũng như đối với người họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề hiện thực mà là vấn đề cách nhìn” và “Sáng tạo bắt đầu từ cái nhìn”. Đó không chỉ là việc nhìn đúng bản chất sự việc mà còn là nhìn phát hiện, nhìn mới, nhìn sáng tạo hay liên tưởng. Đặc trưng nhiệm vụ của văn học là phản ánh thế giời khách quan qua hình ảnh chủ quan của mỗi người nghệ sĩ. Nhưng thế giới khách quan thì đầy rẫy những điều tốt xấu lẫn lộn, đôi khi cái này lại khoác áo của cái kia nên luôn luôn đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là người nghệ sĩ cần phải có một cặp mắt nhìn tinh nhạy.
Một trong những tiêu chí quan trọng của chủ nghĩa hiện thực là phần ánh một cách chân thực hiện thực cuộc sống. Để làm được điều này, người nghệ sĩ hiện thực không chỉ cần đưa hiện thực cuộc sống đó vào trong tác phẩm mà còn phải là người có một cặp mắt tinh nhạy, một giác quan sắc nhọn để phát hiện mổ xẻ vấn đề để từ đó đưa ra quan điểm, quan niệm của mình. Là một nhà văn của nền văn học hiện thực Việt Nam, với Nam Cao, vấn đề đôi mắt đã thực sự được chú trọng và rõ ràng đã phát huy những tác dụng to lớn của nó. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, khi trực tiếp, khi gián tiếp, không ít lần nhà văn đã nhắc đến vấn đề đôi mắt. Ngoài những quan niệm phát biểu rải rác trong các tác phẩm (Nước mắt, Lão Hạc) còn có cả những tác phẩm phát biểu trực tiếp về vấn đề này (Đôi mắt). Thông qua các tác phẩm, ta nhận thức được những nét tiêu biểu trong cách nhìn, thế giới quan, lập trường tư tưởng của Nam Cao. Không đi vào những thứ to tát, không đi vào những, thứ tầm cỡ, thậm chí chỉ xoay quanh những chuyên nhỏ nhặt, tầm thường, những con người và số phận nhất định và cả những khía cạnh đã có sự góp mặt chói lọi của những nhà văn trước nhưng vấn đề là cách nhìn, tư tưởng, cách đánh giá của Nam Cao mang phong cách riêng: cái nhìn của một đôi mắt tình thương và nhân đạo. Rax-un Ga-ma-tốp từng nói: “Đừng nói hãy cho tôi một đề tài, mà nói hãy cho tôi một đôi mắt”. Đôi mắt có thể khiến cho một đề tài biến thành hàng trăm các đề tài khác mà không có sự lặp lại. Với đôi mắt ấy, Nam Cao “cố tìm mà hiểu” để từ đó viết nên những kiệt tác về cuộc đời và số phận của con người. Đồng thời trong các tác phẩm của mình, nhà vãn cũng đặt ra: quá trình để đi đến có được một đôi mắt nhìn đúng đắn là không hề đơn giản.
Trước Cách mạng tháng Tám, bằng cặp mắt tình thương và nhân đạo, Nam Cao đã không chỉ phát hiện và miêu tả những nỗi khổ về vật chất của người nông dân mà còn khám phá ra những bi kịch về mặt tinh thần của họ cũng như tìm thấy những vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người tưởng chừng như đã bị cái đói khổ làm cho chai sần, làm cho biến chất. Lão Hạc là một người có phẩm chất tốt đẹp nhưng không phải ngay từ đâu, phẩm chết ây đã được thừa nhận. Trải qua bao hiểu lầm, bao vỡ lẽ rồi cuối cùng người ta mới khẳng định được phẩm chất đích thực của lão. Là một người cha thương yêu con hết mực, không bao giờ Lão Hạc cảm thấy hết day đứt về việc để cho con bỏ đi đồn điền cao su. Tình yêu thương con được dồn cả vào con cho vàng, người bạn, mốì dây liên kết giữa lão với những ký ức về con. Người nông đau khôn khổ ấy từng khiến cho nhân vật ông giáo phải cảm thây kì lại nhưng cũng không kém phần cảm phục về tình yêu thương và lòng tự trọng nhiều khi đến gàn dở. Bệnh tật, mất mùa, làng mất nghề vè sợi, lại thêm trận ốm khiến cho cuộc sống của lão Hạc trở nên khó khăn, không muôn ăn “vèn” vào phần hoa lợi thu được từ ruộng vườn mà lão quan niệm là của con (do vợ lão để lại), cũng không muôn làm phiền lụy đến hàng xóm, lão tự mình kiếm ăn, tìm được gì ăn nấy, Lão từ chối sự giúp đỡ của ông giáo một cách dường như là cao ngạo. Lòng tự trọng đã không cho phép lão sống dựa dẫm và lệ thuộc vào người khác. Vậy mà đã có lúc, con người ấy bị coi là gàn dở, và hơn thế nữa, còn bị người ta tưởng như cũng là một kẻ có thể vì miếng ăn mà tha hóa, biến chất. Cái chết vật vã vì ăn bả chó của lão đã chứng minh cho tất cả sự trong sáng trong nhân cách của lão, khẳng định cho lòng tự trọng ngời sáng trong tâm hồn một người nông dân nghèo khổ nhưng lương thiện. Và nhờ đó, ông giáo nhận ra một điều rằng: “Chao ôi! Đối với những người sống xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ là những kẻ gàn dở, ngu ngốc và xấu xa... Toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ đáng thương... không bao giờ... ta thương...". Không được như lão Hạc, ngay từ khi xuất hiện lần đầu tiên, Chí Phèo đã để lại ấn tượng cho người đọc bởi một hình ảnh Chí Phèo lưu manh, chỉ biết giở trò rạch mặt ăn vạ, một tay sai đắc lực của Bá Kiến. Ai có thể tin rằng đằng sau con quỷ dữ làng Vũ Đại ấy vẫn còn phẩm chất người bị vùi lấp. Với cặp mắt sắc sảo của mình, Nam Cao không chỉ cho người đọc thấy xuất xứ lương thiện của Chí Phèo. Trái ngược một cách hoàn toàn với hiện thực, những chi tiết, hình ảnh ấy có giá trị to lớn trong việc tố cáo xã hội phong kiến mà kẻ đại diện ở đây là Bá Kiến, những kẻ đã làm cho một người nông dân vốn lương thiện bị tha hóa, biến đổi cả về nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo say rượu, khi say rượu hắn chửi tất cả. Lời chửi của một kẻ say nhưng lại có tác dụng vạch tội của bọn thống trị, điều mà không biết những người đang tỉnh kia nhận ra, có dám làm? Chí Phèo lại chính là người tỉnh táo nhất cái làng Vũ Đại. Cũng bằng cặp mắt sắc sảo, Nam Cao đã phát hiện, đằng sau con người tưởng chừng như đã là quỷ dữ ấy vẫn còn tồn tại tính người. Khi tính người được thức tỉnh, Chí Phèo không thể sống tiếp cuộc đời của một con quỷ dữ được nữa. Chí Phèo chết khi tính người đã trở lại nhưng con đường trở lại với cuộc sống vừa hé mở thì giờ đây đã khép chặt. Người dân làng Vũ Đại vây quanh chỉ trỏ nhưng không một ai nhận ra rằng, Chí Phèo đã chết ở một tư thế Người.
Với hình ảnh người trí thức nghèo Nam Cao đã không chỉ nhìn thấy những nỗi khổ đau những bi kịch của họ bi kịch của người có khát vọng cao đẹp muốn bay lên nhưng lại bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất. Hộ (Đời thừa) khát khao viết được một tác phẩm vượt lên trên 'mọi bờ cõi giới hạn một tác phẩm cả ngợi tình yêu thương lòng bác ái sự công bình nhưng lại phải viết ra những thứ văn chương “bằng phẳng” và nhạt nhẽo, khiến cho bản thân anh đọc lại cảm thấy xấu hổ. Hộ đề cao lẽ Sống tình thương “kẻ mạnh khôn phải là kẻ dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên chính đôi vai mình” nhưng lại vi phạm nghiêm trọng vào lẽ sống ấy. Cuộc đời anh là một chuỗi những thát bại và bi kịch. Bi kịch của Thứ, Oanh, Đích, San (sống mòn) lại là bi kịch của những ngựời hướng tới một lổì sống nhân văn hơn nhưng cũng lại vẫn là những tẹp nhẹp của chuyên mưu sinh khiến họ trở nên ích kỉ. Nhìn thấy và cảm thấy xấu hổ khi thấy cuộc đời mình đang mòn đi, mốc ra, rỉ lên mà không thể nào cứu vãn được. Tác phẩm chính là tiếng kêu cứu lấy nhân phẩm của những người hơn ai hết ý thức sâu sắc được bi kịch của chính mình. Miêu tả, mổ xẻ diễn biến câu chuyện và nhân vật một cách sắc lạnh nhưng đằng sau đó ta bắt gặp ánh mắt tình thương nhân hậu của Nam Cao cảm thông, đang đau đáu đi tìm lời giải đáp, tìm lối thoát cho những bi kịch của họ.
Nếu như trước Cách mạng tháng Támđôi mắt tình thương và nhân đạo xuất phát từ chính tâm hồn của một người có yêu thương con người, luôn khát khao hướng tới những điều tốt đẹp thì sau Cách mạng đôi mắt đó được tiếp thêm sức mạnh từ cách mạng. “Đôi mắt”, tác phẩm trực tiếp nói lên quan điểm sáng tác của Nam Cao được ra đời trong giai đoạn này. Đôi mắt của người nghệ sĩ hoàn toàn không phải là đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ mà là đôi mắt của tình thương đôi mắt của lòng nhân đạo. Sự đối lập của Hoàng và Độ không chỉ là sự đối lập trong cách nhìn nhận đánh giá về cuộc cách mạng về người nông dân mà quan trọng hơn đó là sự đốì lập trong thế giới quan, trong lập tường tư tưởng và trong nhân cách. Hoàng chỉ nhìn thây ở người nông dân xung quanh anh sự gàn dồ, ngu dốt, lỗ mãng, ích kỉ tham lam... mà không thấy ở họ thái độ hãng hái tham gia cách mạng, thái độ sống hết mình vì cuộc kháng chiến, không thể thấy ở họ còn là một ẩn số đầy sức hấp dẫn như Độ đã nhận ra. Cái nhìn thiên lệch đó xuất phát từ một nhân cách kém cỏi của kẻ ích kỉ chỉ biết vun vén cho cá nhân mình của một người không bắt kịp được xu thê' phát triển của cuộc cách mạng. Phê phán “đôi mất” của Hoàng, Nam Cao đồng thời đề cao cái nhìn của Độ, cái nhìn của một người có lập trường và nhận thức đúng đắn. Cũng trong những tác phẩm 'sau cách mạng, đọc “Nhật kí ở rừng”, đôi mắt của nhận thức đúng đắn đôi mắt của tình thương và lòng nhân đạo đã một lần nữa giúp cho Nam Cao phát hiện, khám phá và khẳng định sức mạnh tiềm ẩn của người nông dân, sức mạnh ẩn chứa đằng sau vẻ nhút nhát, và có vẻ như là “ngu dốt” của họ.
Vấn đề đôi mắt còn là sự sáng tạo tìm ra lối đi, cách đi, cách nhìn riêng cho mình. Cùng là viết về người nông dân tri thức trước Cách mạng tháng Tám nhưng nếu như ở Vũ Trọng Phụng ta bắt gặp một thái độ trào phúng, mỉa mai, thất vọng đến tột độ (gọi xã hội mình đang sống là xã hội “chó đểu”, trong tác phẩm của ông rất hiếm khi có những nhân vật tích cực) thì ở Nam Cao, bằng đôi mắt tình thương và lòng nhân đạo, ông không chỉ chỉ ra những hạn chế của họ mà còn cắt nghĩa cho những hạn chế ấy chỉ ra bi kịch mà con người đang phải hướng chịu từ đó khẩn thiết kêu lên tiếng kêu cứu cho nhân phẩm và đạo đức của con người. Cũng nhờ đôi mắt ấy, Nam Cao tạo cho mình một phong cách riêng, tiêu biểu trong văn học hiện thực Việt Nam nói chung, cho nền văn học nói chung.
“Có thể nói, vấn đề đôi mắt là vấn đề cơ bản nhất trong chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao”. Đó là đôi mắt, là cái nhìn, là thế giới quan của một người có tư tưởng tiến bộ có tình yêu thương con người cao đẹp. Với đôi mắt ấy hình ảnh Nam Cao cùng với các sáng tác của ông sẽ còn lại mãi trong lòng người đọc, cùng thời gian với những dư vị không thể nào lãng quên.