Nếu như các nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết chủ yếu được khắc họa bằng những chiến công thì các nhân vật trong cổ tích luôn được khắc hoạ bằng hành động. Vậy nên có ý kiến đã cho rằng: Nhân vật trong truyện cổ tích chính là hành động của nó
Như chúng ta đều thấy, hầu hết các nhân vật trong truyện cổ tích thường không có tên, không có ngoại hình và càng không có nội tâm. Họ xuất hiện trong không giạn và thời gian không xác định. Truyện nào họ cũng xuất hiện từ ngày xửa, ngày xưa, đã lâu lắm rồi và ở một làng nọ hay ở một khu rừng nọ. Tất cả những gì người đọc, người nghe cảm nhận được về họ chỉ là hành động. Cỗ lẽ đó là lí do đưa đến ý kiến: Nhân vật trong truyện cổ tích chính là hành động của nó.
Thật vậy, từ những câu chuyện Bầy chìm thiên Nga, Chú lính chỉ dũng cảm, Chú bé Tí Hon ở nước ngoài đến những câu chuyện cổ tích Việt Nam như Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây khế, Tấm Cám... ta đều thấy sự hiện diện của các nhân vật đều được đánh dấu bằng hành động. Chính hành động là hoạt động ghi nhớ sự tồn tại của các nhân vật trong mỗi câu chuyện của mình. Trong câu chuyện cổ tích cùng tên, chân dung nhân vật Thạch Sanh được khắc hoạ bằng các hành động bắn đại bàng, giết xà tinh, chằn tinh, cứu công chúa Quỳnh Nga và con vua Thuỷ tề. Hình tượng nhân vật Sọ Dừa (cục thịt) được thể hiện bằng các hành động lạ thường: đi chăn trâu, thổi sáo... Các nhân vật cổ tích thể hiện sự tồn tại của mình bằng các hành động và ngược lại chính các hành động đó làm nên sức sông cho các nhân vật.
Nhưng trong cổ tích, không phải hành động nào của nhân vật cũng được các tác giả thuật lại, kể lại trong câu chuyện. Chỉ những hành động có ý nghĩa, thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện mới được các tác giả lựa chọn và trao cho các nhân vật của mình. Trong Tấm Cám, các giả dân gian không kể kĩ Tấm chăn trâu ra sao, gội đầu thế nào... bởi lẽ các hành động đó không tập trung khắc hoạ nhân vật và thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện. Người bình dân để Tấm khóc rất nhiều lần mỗi khi bị mẹ con Cám ức hiếp. Hành động khóc cứ lặp đi lặp lại thể hiện sự yêu đuối của Tấm trong chặng một của câu chuyện. Nhưng đến chặng thứ hai, khi nhân vật phải liên tục đương đầu với sự hãm hại dã man, tàn khốc của mẹ con Cám, các tác giả dân gian đã trao cho Tấm những hành động ứng đối liên tiếp. Dì ghẻ chặt gốc cau khiến Tấm chết, Tấm hoá thành vàng anh, ngày ngày bay vào cung quấn quýt bên vua và mắng Cám: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao. Mẹ con Cám giết vàng anh, Tấm lại hoá thân thành hai cây xoan đào tươi tốt. Mẹ con Cám chặt xoan đào làm khung cửi, khung cửi nguyền rủa Cám:
Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.
Đến khi mẹ con Cám đốt khung cửi, từ đông tro đó lại mọc lên cây thị có một quả vàng ươm. Tất cả những hành động biến hoá của Tấm trước hết thể hiện sức sống mãnh liệt của nhân vật, hơn nữa, chúng thể hiện sức chiến đấu phi thường, quyết liệt của cái thiện trước sự lấn lướt của cái ác.
Ngược lại với các hành động thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm là các hành động huỷ diệt, triệt tiêu sự sống của mẹ con Cám. Mẹ con Cám liên tiếp hãm hại Tấm bằng những hành động dã man nhất: chặt gốc cau khiến nàng ngã chết, giết chim vàng anh để ăn thịt, chặt hai cây xoan đào làm khung cửi, đốt khung cửi. Những hành động đó khắc hoạ một cách sâu sắc tâm địa độc ác, thủ đoạn tàn bạo của mẹ con Cám. Đồng thời, chúng cũng thể hiện sự áp đảo của cái ác trong sự đốì đầu với cái thiện.
Từ hành động của các nhân vật trong truyện cổ tích Tấm Cám, chúng ta có thể ít nhiều hình dung được vai trò, tầm quan trọng của chúng trong việc thể hiện, khắc hoạ hình tượng các nhân vật. Đối với người đọc, trước mỗi câu chuyện cổ tích, để nhận diện chính xác chân dung các nhân vật trọng đó, chúng ta nên chú ý tới hành động mà các nhân vật đó đã thực hiện. Có như thế, bản chất nhân vật mới được nắm bắt một cách chính xác.
Sau này, trong các sáng tác văn học viết, các nhà văn cũng đã xây dựng nhân vật của mình bằng các hành động. Nhưng có lẽ chỉ ở truyện cổ tích, nhân vật mới đích thực là hành động của nó.