Nội dung cơ bản của vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ là cuộc đấu tranh âm thầm nhưng dai dẳng và không kém phần gay gắt giữa cái mới (những tư tưởng tiến bộ, cách mạng) và cái cũ, vốn chủ yếu dựa vào những quy chế, quy định lỗi thời, bảo thủ nhưng khá kiên cố, Trong đoạn trích này, tư tưởng tiến bộ do Giám đốc Hoàng Việt đề xướng chưa trớ thành hiện thực nhưng với cơ sở thực tế, hệ thông lí luận chặt chẽ, lại được sự đồng tình, ủng hộ cúa quần chúng nhân dân, có thế thấy rằng những tư tưởng ấy chắc chắn sẽ trở thành hiện thực, mang lại đời sông tốt đẹp hơn cho công nhân, đưa nhà máy phát triển theo một chiều hướng mới.
Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Tôi và chúng ta trong đoạn trích chính là mâu thuẫn giữa những suy nghĩ, cách làm ăn mới mẻ với những cơ chế, cách làm ăn đã quá cũ kỹ, lỗi thời. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và rất phổ biến bởi nó xảy ra mọi nơi, mọi lúc. Không thay đổi cơ chế quản lý, không kích thích được người lao động nhiệt tình tham gia vào công việc và đóng góp công sức vào sự nghiệp chung, mọi khẩu hiệu kêu gọi cũng sẽ trỏ nên trống rỗng.
Việc miêu tả cuộc đấu tranh với tương quan lực lượng như vậy cho thấy khả năng phản ánh đúng đắn quy luật phát triển xã hội của tác giả. Khi cái mới còn chưa chứng tỏ được ưu thế và sức mạnh của mình, nó rất dễ bị cô lập. Cản trở sự vận động của cái mới là những tư tưởng cũ kĩ, bảo thủ, lạc hậu. Những con người tiêu biếu cho nếp nghĩ cũ đó một phần xuất phát từ những tư tưởng tư lợi nhưng điều chủ yếu, họ là những con người mang những nếp nghĩ quá lỗi thời, đã trở nên khô cứng. Họ sợ mọi sự đổi thay, không hẳn vì ngại cái mới làm giảm đi những quyền lợi vật chất mà họ đã quen được hưởng mà còn vì tư tưởng quen dựa dẫm, không dám chịu trách nhiệm trước bất cứ việc gì. Giống như người đã quen đi trên con đường nhỏ, nay sợ hãi khi bước ra đường lớn, họ đã vổ tình hay cô ý trở thành vật cản cùa xã hội.