Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là con trai của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu và là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết bằng chữ Hán, gồm hai mươi truyện ra đời đầu thế kỉ XVI. Bóc đi cái vỏ hoang đường, kì ảo, người đọc sẽ nhận ra hiện thực xã hội phong kiến mà tác giả muốn phơi bày. Là một trong số hai mươi tác phẩm trong tập truyện này, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã thể hiện khát vọng về chiến thắng của công lí và chính nghĩa gắn với tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc của nhà văn.
Truyền kì là loại truyện có nguồn gốc từ Trung Hoa, thịnh hành vào thời nhà Đường, sau đó được truyền bá vào Việt Nam. Đây là loại truyện dùng yếu tố kì ảo, hoang đường làm phương thức phản ánh cuộc sống. Cuốì thế kĩ XV đầu thế kỉ XVI, truyền kì Việt Nam phát triển mạnh, đánh dấu bằng hai tác phẩm Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông và Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Chủ đề của các tác phẩm trong Truyền kì mạn lục thường xoay quanh việc vạch trần những thối nát của chế độ phong kiến; đả kích lũ hôn quân bạo chúa, bọn tham quan vơ vét nhũng nhiễu nhân dân; bày tỏ sự cảm thông với tình cảnh của những người dân lương thiện bị chà đạp, ức hiếp; phản ánh sự phẫn nộ của quần chúng trước các tệ nạn xã hội; có truyện viết về tình yêu nam nữ, có truyện ca ngợi lí tưởng của kẻ sĩ phong kiến. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được người xưa mệnh danh là “Thiên cổ kì bút”. Đây là tác phẩm đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của thể loại truyền kì, đánh dâu bước trưởng thành đột khởi của loại hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyên ngợi ca khí phách, tài năng của chàng nho sinh Ngô Tử Văn trong việc trừ diệt vong hồn tên tướng giặc Minh. Tướng giặc đã tử trận nhưng vong hồn vẫn còn lưu lại trên đất Việt, tác oai tác quái, đánh đuổi vị thần Thổ địa để trấn giữ hương lửa ở một ngôi đền thiêng. Chàng nho sinh Tử Văn đã dũng cảm đốt đền để xua đuổi hồn tên yêu ma xâm lược. Cuối cùng, tên yêu ma chiếm đền đã bị vạch tội, bị giam vào ngục tối. Những chi tiết li kì của truyện đã làm tăng thêm sức hấp dẫn, góp phần thể hiện tinh thần yêu nước và khí phách quật cường của kẻ sĩ Việt Nam trước mọi thế lực tàn bạo, cho dù thế lực ấy thuộc về cõi nào.
Ngay từ đầu truyện, Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, ghét gian tà. Đây là lời giới thiệu mang tính chất ngợi khen, có tác dụng định hướng người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi hồn ma của tướng giặc bại trận họ Thôi đánh bại Thổ công của ngôi đền, đút lót các thần miếu bên cạnh, tác oai tác quái cả một vùng thì ở làng của Tử Văn, mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi không dám động chạm đến quỷ thần ở ngôi đền đó. Tử Văn đã cương quyết đốt đền, công khai, ung dung và đường hoàng làm công việc diệt trừ yêu ma quấy nhiễu dân lành. Chàng đốt đền là đổt nhà của tên yêu quái nhằm xua đuổi, không cho hắn tiếp tục trú ngụ ở đó để nhũng nhiễu, gây cảnh khốn đốn cho dân. Trước khi hành động, chàng tắm rửa sạch sẽ, làm nghi thức khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, đứng về phía chính nghĩa. Điều đó chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ trong con người Ngô Tử Văn. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn không phải là sự báng bổ thần thánh mà thể hiện sự bất bình, tuyên chiến với các thế lực hắc ám trong xã hội. Hành động đốt đền đã thể hiện tính cách cương trực, can đảm, mạnh mẽ, quyết liệt “thấy sự gian tà không chịu được” của Tử Văn. Chàng tin hành động chính nghĩa sự trong sạch và chân thành của mình sẽ được trời ủng hộ. Hành động này là điểm thắt nút của câu chuyện, tạo nên sự xung đột giữa các nhân vật và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Sau khi đốt đền, Tử Văn thấy trong người khó chịu, lên cơn sốt nóng rồi sốt rét. Chàng thấy một người “khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giông người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ”, trách mắng Tử Văn. Hắn dùng những nguyên lí của đạo Nho để buộc tội Tử Văn là kẻ sĩ mà lại “không biết cái đức của quỷ thần”, đã không kính trọng quỷ thần lại còn “dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền”, bắt Tử Văn “dựng trả ngôi đền như cũ”, rồi đe dọa nếu không dựng trả ngôi đền thì “sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”. Trước thái độ hung hăng của tên tướng giặc, “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Thái độ ấy cho thấy Tử Văn là con người cứng rắn, mạnh mẽ, uy vũ không dễ gì khuất phục. Bất chấp những lời đe dọa của tên tướng giặc, Tử Văn tỏ ra rất bình thản, cái bình thản của con người sẵn sàng đương đầu với những thế lực hắc ám, cho dù mình có phải chết. Tử Văn bị bọn quỷ sứ đến bắt và giải đi qua những cảnh rùng rợn, qua con sống lớn “gió tanh sóng xám”, thấy bọn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ nanh ác nhưng Tử Văn không hề nao núng. Chàng đã khẳng định với bọn quỷ “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”. Chàng tin vào sự ngay thẳng và chính nghĩa của mình. Trước Diêm Vương, trong không khí rùng rợn nơi âm phủ, bị tên Bách hộ họ Thôi vu cáo, sỉ nhục, bị Diêm Vương mắng và áp đảo tinh thần, Tử Vãn không hề nao núng. Chàng tầu trình với Diêm Vương đầu đuôi mọi chuyện bằng những “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Tử Văn cương quyết nói với Diêm Vương: “Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”. Trước những chứng cớ mà Tử Văn đưa ra, Diêm Vương đã nhận ra sự thật. Tên Bách hộ họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng: bị tống giam vào ngục Cửu u. Sự cương trực, thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa của Tử Văn đã chiến thắng. Chàng đã giải trừ được tai họa, đem lại sự an lành cho người dân, diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và khôi phục danh vị cho Thổ thần nước Việt.
Hồn ma chiếm giữ đền là của tên Bách hộ họ Thôi, vốn là viên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đi xâm lược nước ta, lúc chết hắn vẫn giữ nguyên bản chất của kẻ xâm lăng, xảo quyệt. Hắn đã mạo danh là Thổ thần, tự xưng với Tử Văn là cư sĩ. Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn tức giận, đến gặp Tử Văn, trách mắng và đòi chàng phải dựng trả ngôi đền như cũ. Thấy Tử Văn điềm nhiên không đếm xỉa gì đến những lời trách mắng của mình, hắn đã buông lời đe dọa. Những lời đe dọa cũng không làm cho Tử Văn nao núng, hắn tức giận phất áo đi.
Khi Tử Văn bị bắt xuống âm phủ, vào đến cửa điện của Diêm Vương, chàng đã “thấy người đội mũ trụ đương kêu cầu ở trước sân”. Thấy Tử Văn cứng cỏi, tên bách hộ họ Thôi đã ngoan cố vu vạ cho Tử Văn: “Ay là ở trước cương phủ mà hắn còn ghè gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gỉ mà không dám cho một mồi lửa”. Vu vạ không được thì hắn lập lờ nhận tội. Song lời nhận tội của hắn cũng thể hiện bản chất gian ngoan. Hắn tâu với Diêm Vương: trách mắng Tử Văn như vậy “cũng đủ răn đe rồi”, Diêm Vương nên khoan dung cho Tử Văn bởi nếu Diêm Vương thẳng tay trị tội chàng sẽ “hại đến cái đức hiếu sinh”. Sự thay đổi thái độ đột ngột của hắn đã khiến Diêm Vương nghi ngờ và nhận ra sự thật. Rõ ràng tên Bách hộ họ Thôi khôn ngoan, xảo quyệt nhưng cũng không thể thoát được lưới trời lồng lộng. Sự lừa đảo, càn bậy của y cuối cùng bị Diêm Vương trị tội đích đáng.
Cuộc đấu tranh giữa Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa hai thế lực: một bên là con người, đại diện là Tử Văn; một bên là thần linh ma quỷ, đại diện là hồn ma tên tướng giặc Bắc triều bại trận. Thế lực thần linh, ma quỷ trong truyện phần nào đã phản ánh các thế lực cường quyền phong kiến thời Nguyễn Dữ. Chúng đã kết bè với nhau để hãm hại dân lành. Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là bóng dáng của những bất công trong xã hội đương thời. Các đền miếu lân cận vì tham của đút đều làm ngơ cho hồn ma tên tướng giặc cũng giông như bọn quan tham đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu để gây nên bao nỗi khôn khổ cho người dân. Với bản lĩnh cứng cỏi, kiên quyết chống gian tà, phi nghĩa; lại được giúp sức của Thổ thần, Tử Văn đã chiến thắng. Sự chiến thắng của Tử Văn thể hiện niềm tin của nhân dân lao động: chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác. Đây là quan niệm của nhân dân đã được thể hiện qua nhiều truyện cổ tích dân gian. Cuộc đấu tranh của Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc bại trận còn khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đồng thời lên án dã tâm của bọn xâm lược, dù đã chết chúng còn vẫn đang tâm gây tội ác.
Sử dụng yếu tố thần kì là một đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì. Trong Chuyện chức phán sự dền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã sử dụng một loạt các yếu tố thần kì: có chuyện thần linh (Thổ công, đức Thánh Tản Viên); có ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc, bọn quỷ sứ); đốt đền xong, Tử Văn phát bệnh, chàng bị quỷ sứ bắt đi; viên Bách hộ họ Thôi bị đày xuống ngục Cửu U; Tử Văn về nhà mới biết mình đã chết được hai ngày; Tử Văn sống lại, rồi lại không bệnh mà mất; Tử Văn trở thành phán sự ở đền Tản Viên; Tử Văn cưỡi gió biến mất;... Những yếu tổ’ kì ảo khiến cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên, sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc. Truyện có kết cấu chặt chẽ, tác giả xây dựng tình huống hấp dẫn, tạo xung đột ngày càng gay gắt, các tình tiết lôi cuốn. Nhà văn đã dẫn dắt truyện một cách khéo léo, kể và tả sinh động, hấp dẫn. Câu chuyên được mở nút, kết thúc khi sự thật được phơi bày, công lí được thực thi, kẻ ác bị trừng trị, người lương thiện được đền đáp. Truyện được xây dựng đầy kịch tính, kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn và lôi cuốn. Người đọc bị cuốn hút theo diễn biến của câu chuyện và số phận nhân vật. Tác phẩm có lôì kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, chỉ qua ngôn ngữ và hành động mà tính cách nhân vật hiện lên rõ nét, diễn biến truyện giàu kịch tính, để lại ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong lòng người đọc.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viển đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chổng lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn. Tác phẩm thể hiện niềm tin của tác giả vào công lí và chính nghĩa. Sự cứng cỏi, bản lĩnh của Ngô Tử Văn thật sự rất cần thiết và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay.