Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chi Minh đã trích dẫn lại những câu ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp. Hãy phân tích ý nghĩa của việc trích dẫn này

Đề bài:

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chi Minh đã trích dẫn lại những câu ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp:

- “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ nhũng quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.

- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng vể quyền lợi. ”

Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc trích dẫn này.

Gợi ý làm bài

Tuyên ngôn Độc lập là một tác phẩm chính luận. Mục đích của văn chính luận là thuyết phục người khác bằng hệ thống lập luận, với những lí lẽ chắn chắn, những bằng chứng sống động. Trong tranh luận, để bác bỏ một luận điệu của kẻ khác, cách hay nhất là dùng chính lí lẽ của họ.

- Đối với dân tộc ta, bản Tuyên ngôn Độc lập mở đầu cho một thời đại mới. Vì thế, nó phải xuất phát từ những nguyên tắc của thời đại. Nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh tìm thấy ở những bản Tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp, tức là những nước tư bản, đế quốc, họ còn là những nước Đồng minh. Nguyên tắc ấy là gì? Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc (Tuyên ngôn của nước Mĩ) và Người ta sinh ta tự do và bình đẳng về quyền lại và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi (Tuyên ngôn của nước Pháp). Từ những nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh suy rộng ra Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và khẳng định Đó là những lí lẽ không ai chối cãi được. Như vậy, trích dẫn tuyên ngôn của các nước, Hồ Chí Minh nêu lên quyền độc lập tự do của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, là lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy không phải do người Việt Nam nghĩ ra, mà chính là do các nước lớn đó xác lập.

- Việc trích dẫn các bản tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp thể hiện Hồ Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và rất trân trọng những giá trị tư tưởng, văn hóa lớn của nhân loại. Đồng thời, đấy cũng là cách nhắc khéo thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đừng phản bội lại tổ tiên, đừng đi ngược lại lá cờ nhân đạo mà cha ông họ đã giương lên.

- Cách trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “cũng có nghĩa đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau. Một cách kín đáo hơn, bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh dường như muốn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế cân xứng như để đặt ngang hàng triều Đinh, Lí, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của Bắc quốc” (Nguyễn Đăng Mạnh).

BÀI CÙNG NHÓM
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.