Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiện Tượng Hội Nhập Văn Hóa Dưới Thời Lý Trần

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hiện Tượng Hội Nhập Văn Hóa Dưới Thời Lý Trần Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Nhìn từ một trung tâm Phật Giáo tiêu biểu: Quỳnh Lâm Vài lời giới thiệu: Tác giả Nguyễn Huệ Chi năm nay 63 tuổi; hiện là nghiên cứu gia của chương trình tài trợ Rockefeller, Hoa Kỳ. Ông là Giáo sư thực thụ của Viện Văn học, Trưởng ban văn học Cổ đại và Cận đại thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Việt Nam | Hiện Tượng Hội Nhập Văn Hóa Dưới Thời Lý Trần Tác giả Nguyễn Huệ Chi Nhìn từ một trung tâm Phật Giáo tiêu biểu Quỳnh Lâm Vài lời giới thiệu Tác giả Nguyễn Huệ Chi năm nay 63 tuổi hiện là nghiên cứu gia của chương trình tài trợ Rockefeller Hoa Kỳ. Ông là Giáo sư thực thụ của Viện Văn học Trưởng ban văn học Cổ đại và Cận đại thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Việt Nam. Năm 1994 ông được Chính phủ Pháp mời thuyết trình về đề tài Tâm lý Văn hóa Việt Nam . Vốn là một chuyên gia sành sõi về Văn học Phật giáo Lý-Trần và Hán Nôm nhân dịp gặp gỡ và trao đổi với chúng tôi ông có nhã ý tặng độc giả Giao điểm một bài phân tích sâu và lý thú về tinh thần hội nhập văn hóa dưới thời Lý-Trần qua trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc. 1. Khảo sát hiện tượng hội nhập văn hóa tại một trung tâm Phật giáo có vị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm không chỉ giúp ta một cứ liệu để hiểu thêm bản sắc Phật giáo Việt Nam vào giai đoạn thịnh trị của nó mà còn rộng hơn qua đấy hiểu được cái khí hậu tư tưởng của thời đại tức là những điều kiện cốt yếu tạo nên các phương thức giao lưu chung sống giữa nhiều dòng văn hóa khác biệt trong đời sống xã hội Việt Nam ở giai đoạn lịch sử rực rỡ này. Về mặt khái niệm cũng cần nói rõ cái gọi là hội nhập văn hóa ở đây tức là hội nhập giữa những thành tố Phật Đạo và Nho - vốn là ba hệ tư tưởng không cùng nguồn gốc và có sự đối nghịch với nhau nhưng đều du nhập vào đời sống tinh thần của người Việt từ sớm và với thời gian đã mặc nhiên trở thành các hệ giá trị văn hóa dân tộc nhất là Đạo giáo và Phật giáo mặc dù cho đến trước thế kỷ thứ X chính quyền đô hộ Trung Quốc vẫn ngấm ngầm hoặc công khai lấy Nho giáo làm chỗ dựa. Tất nhiên đặt trong bối cảnh của một trung tâm Phật giáo thì văn hóa Phật giáo phải đóng vai trò chủ thể trong sự hội nhập ấy. Nhưng xét bản chất giáo lý cũng như cách thức truyền bá giáo lý Phật giáo vốn không lấy sự kỳ thị và cưỡng chế làm cứu cánh mà lấy hòa đồng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.