Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận: Xây dựng thương hiệu qua 5 bước

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế mang tính tất yếu khách quan. Xu thế này buộc các quốc gia phải mở cửa giao lưu kinh tế với các quốc gia khác, nếu không muốn bị gạt ra ngoài sự phát triển chung. Có thể thấy, không một quốc gia nào có thể đóng cửa để tự mình phát triển mà phải vươn ra thị trường thế giới. | Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến như nhận thức rõ hơn về thương hiệu, xác định đây là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng và đã từng bước có sự chuẩn bị về kế hoạch và chiến lược xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé nên việc tạo lập, củng cố, quảng bá thương hiệu gặp nhiều hạn chế. Hơn thế nữa còn phải có chuẩn bị kinh phí rất lớn khi có tranh chấp, và xây dựng thương hiệu phải gắn với bảo đảm chất lượng, duy trì niềm tin khách hàng. Có thể thấy một số yếu tố hạn chế việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở Việt Nam (Thời báo Kinh tế Việt Nam số 41/2003): 32,1% thiếu vốn; 19% do hàng giả và vi phạm bản quyền; 14,5% do cơ chế chính sách thủ tục; 11,8% do nguồn nhân lực; 8,5% yếu tố chiến lược; 4,5% thiếu thông tin; 3,7% quy định về chi phí chưa phù hợp. Và đến nay, chúng ta chưa có những thương hiệu đủ mạnh để cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới ở cả trong nước và nước ngoài.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.