Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo (Dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa) trình bày lý luận chung về hoạt động vui chơi, phương pháp hướng dẫn trò chơi cho trẻ mẫu giáo, tổ chức hoạt động vui chơi trong chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Hồ Thị Hạnh GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MAU GIÁO Dùng cho học viên hệ đào tạo từ xa Nghệ An - 2011 1 LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. 1. QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. 1.1. Quan niệm sinh vật hoá trò chơi. - Ở lứa tuổi MN chơi chính là cuộc sống của trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi MG chơi là hoạt động chủ đạo trong khi chơi trẻ hoạt động sôi nổi hết mình và chủ động như chính cuộc sống của mình Khi chơi trẻ thỏa sức suy nghĩ tìm tòi ước mơ tưởng tượng hết sức phong phú như nào là lái xe nào là chữa bệnh hay chú công nhân xây dựng.cái gì cũng có thể làm được. Một cháu gái cũng có thể trở thành nàng tiên công chúa hay lực sĩ . Chính sự tưởng tượng ngây thơ đó đã đem lại cho trẻ niềm vui vô bờ và đó thực sự là giây phút hạnh phúc nhất của trẻ thơ. Người lớn cần nuôi dưỡng trí tưởng tượng ngây thơ này cho trẻ bằng trò chơi hấp dẫn hay truyện cổ tích. Nếu thiếu trò chơi và truyện cổ tích thì đời sống TL của trẻ trở nên khô cằn khó mà phát triển bình thường được. Vậy chơi là gì Có nhiều quan niệm khác nhau về HĐVC của trẻ MN. G. Spencer cho rằng chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ em giống như con vật non. Những năng lượng dư thừa ở con vật không được sử dụng trong hoạt động thực nên đã được tiêu khiển qua việc bắt chước hành động thực đó bằng trò chơi. ở trẻ em trò chơi là sự bắt chước bản thân và người lớn. Trong trò chơi những bản năng nghịch ngợm phá phách của trẻ được đáp ứng. Học thuyết sức dư thừa của Spencer có những khía cạnh được thừa nhận nhưng vẫn mâu thuẫn với thực tiễn bởi vì tham gia vào trò chơi không chỉ có những cháu khoẻ mạnh mà có cả những cháu bệnh tật sức khoẻ yếu . Chơi không chỉ có tiêu hao năng lượng dư thừa mà còn có tác dụng khôi phục sức khoẻ cho trẻ. Sự dư thừa năng lượng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện trò chơi chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi. S.Freud cho rằng trò chơi trẻ em là hành vi bản năng tình dục. Những say mê mong ước những biểu hiện bí