Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo " Hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân "

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Khi đó, các chủ thể không thể xử sự theo ý chí chủ quan của mình mà phải thực hiện theo những quy tắc nhất định của xã hội. Bằng các phương tiện điều chỉnh, xã hội xác định cho các cá nhân, tổ chức những hành vi được thực hiện, không được thực hiện, phải thực hiện trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. . | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHẲN ThS. NGUyẾN PH-ƠNG LAN Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình HN GĐ năm 2000 quy định Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu của mỗi người phẩn tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng . Quy định trên tuy có cụ thể hơn so với Điều 18 Luật HN GĐ năm 1986 song vẫn còn tồn tại một số vấn đề vướng mắc cẩn có quan điểm thống nhất về lí luận cũng như trong thực tiễn xét xử. Đó là các vấn đề sau 1. Quan hệ nhân thân Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau nghĩa vụ chung thuỷ quyền chung sống với nhau tại một nơi quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước. Vì vậy việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không có nghĩa là quy định về li thân. Sau khi chia tài sản chung vợ chồng có ở riêng hay không là tuỳ thộc vào thực tế đời sống cụ thể của vợ chồng vào ý muốn của vợ chồng do vợ chồng quyết định. Nếu sau khi chia tài sản chung mà vợ chồng có ở riêng thì đó cũng chỉ là trường hợp cá biệt không phổ biến. Trong đa số các trường hợp sau khi chia tài sản chung vợ chồng vẫn chung sống bình thường với nhau cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của bản thân. Do quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại nên trên cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân khối tài sản chung của vợ chồng phát sinh sau khi đã chia tài sản chung về nguyên tắc vẫn là sở hữu chung hợp nhất trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Quan hệ tài sản Theo quy định tại Điều 29 và 30 Luật HN GĐ năm 2000 chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân có thể chia toàn bộ hoặc chia một phẩn tài sản chung tuỳ theo sự thoả thuận của vợ chồng. Nếu vợ chồng không thoả thuận được thì yêu cẩu toà án giải quyết. Đây là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.