Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bàn về các căn cứ để kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP: “Việc xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp”. | XÂY DỰNG PHÁP LUẬT BÀN về CÁC CRN cứ Đ KHÁNG NGHỈ TÁI THÂM VỤ ÁN HÌNH sự ái thẩm vụ án hình sự là thủ tục tố tụng xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án bị kháng nghị nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tính có căn cứ của chúng. Trong thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về tái thẩm và nhất là về các căn cứ luật định để kháng nghị theo thủ tục này. Do vậy trong bài viết này chúng tôi muốn bàn thêm một số vấn đề xung quanh quy định của Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS về thủ tục tái thẩm đê có quan điếm nhất quán khi áp dụng trong thực tiễn. Theo quy định tại Điều 260 BLTTHS thì tái thẩm được hiểu là thủ tục áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có các tình tiết mới có thế làm thay đối cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bán án hoặc quyết định đó. Như vậy chúng ta có thể thấy được điểm khác cơ bản giữa thủ tục xét xử tái thấm so với thủ tục xét xử giám đốc thẩm. Đó là xét xử tái thấm chỉ được tiến hành khi có kháng nghị vì phát hiện có tình tiết mới thay vì phát hiện ra những vi phạm pháp luật là lí do để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Khi nghiên cứu các quy định của BLTTHS về thủ tục tái thẩm và thực tiễn áp dụng trong những năm gần đây chúng tôi thấy có một số vấn đề nối cộm cần phải xem xét để có cách hiểu thật rõ ràng cụ thể và đúng đắn hơn về thủ tục VŨ GIA LÂM tố tụng này tránh những nhầm lẫn không đáng có khi áp dụng. 1. Trước hết phải có cách hiểu thống nhất về các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Muốn vậy phải giải quyết được hai câu hỏi đặt ra là Như thế nào là tình tiết mới và ý nghĩa của chúng đối với việc giải quyết vụ án Theo chúng tôi tình tiết mới phải là những tình tiết xuất hiện và tồn tại ngay tại thời điểm giải quyết vụ án ngay trong quá trình điều tra truy tố và xét xử chứ không thể là những tình tiết mới xuất hiện sau khi đã giải quyết vụ án. Chỉ những tình tiết xuất hiện vào thời điểm giải quyết vụ án .