Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tính hợp hiến trong hành vi lập pháp thì: (1) Quốc hội có còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” không?; (2) Tài. | Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tính hợp hiến trong hành vi lập pháp thì 1 Quốc hội có còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không 2 Tài phán hiến pháp có mâu thuẫn với chức năng đại diện của Quốc hội không Bài viết này bước đầu đi vào tìm hiểu và trả lời hai câu hỏi đó. 1. Tài phán hiến pháp và quyền lực của Quốc hội Trước tiên có thể khẳng định một quy luật phổ quát trên thế giới là tài phán hiến pháp không dung hợp được với thuyết nghị viện tối cao. Tài phán hiến pháp ra đời gắn liền với việc thay thế thuyết nghị viện tối cao bằng thuyết hiến pháp tối cao. Nơi nào thuyết nghị viện tối cao thắng thế nơi đó không có tài phán hiến pháp như trường hợp của Anh. Nơi nào thuyết hiến pháp tối cao thắng thế hệ quả đương nhiên là chế độ tài phán hiến pháp được hình thành như trường hợp của Mỹ và đa số các nước châu Âu. Tài phán hiến pháp được hình thành đầu tiên ở Mỹ như một thiết chế giới hạn nghị viện. Quan niệm về Hiến pháp như một đạo luật tối cao là sự đóng góp của người Mỹ vào sự phát triển của chủ nghĩa hợp hiến. Quan niệm này gắn kết chặt chẽ với truyền thống về luật tự nhiên được coi như luật của các luật luật bất biến ở Anh trong các tác phẩm của Locke và Coke. Coke cho rằng Trong nhiều vụ án thông luật common law kiểm soát các đạo luật của Nghị viện và đôi khi còn điều chỉnh và bổ khuyết chúng vì khi một đạo luật của Nghị viện trái với lẽ phải và chính nghĩa chung hay đạo luật đó đáng ghét hoặc không thể thi hành được thông luật sẽ kiểm soát và điều chỉnh những khiếm khuyết của nó 1 . Những quy phạm của thông luật mà Coke đề cập đến đôi khi là cơ bản bất biến tóm lại là luật tối cao ràng buộc Nghị viện và các toà án tư pháp thường. Một trong .