Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Những câu chuyện cũ Cách đây nhiều năm, việc hãng Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu đô la Mỹ và Colgate mua Dạ Lan với giá 3 triệu đô la đã gây xôn xao dư luận. Năm 1999, chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre, bà Hai Tỏ, đã phải lặn lội sang Trung Quốc khiếu kiện một doanh nghiệp xứ này lấy thương hiệu của mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Năm 2001, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải chi một khoản tiền. | Câu chuyện của việc định giá thương hiệu Những câu chuyện cũ Cách đây nhiều năm việc hãng Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P S với giá 5 triệu đô la Mỹ và Colgate mua Dạ Lan với giá 3 triệu đô la đã gây xôn xao dư luận. Năm 1999 chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre bà Hai Tỏ đã phải lặn lội sang Trung Quốc khiếu kiện một doanh nghiệp xứ này lấy thương hiệu của mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Năm 2001 Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải chi một khoản tiền không nhỏ để lấy lại thương hiệu do một Việt kiều ở Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu này trước đó. Những câu chuyện trên vẫn chưa thể gợi ra những mối quan tâm về thương hiệu từ phía cơ quan quản lý trong thời gian gần đây. Một số doanh nghiệp xin góp vốn bằng thương hiệu nhưng đã bị Bộ Tài chính từ chối bởi chuẩn mực kế toán 04 của bộ ban hành không cho phép việc này. Ngay cả khi làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp làm xuất hiện sự lúng túng về việc xác định giá trị thương hiệu cấu thành tài sản doanh nghiệp thì vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra lo liệu. Câu chuyện về giá trị thương hiệu chỉ thực sự gây sự chú ý khi tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm bùng lên làn sóng góp vốn bằng thương hiệu. Và cũng chính từ đề xuất của Vinashin Bộ Tài chính mới đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu để lấy ý kiến. Trong lần trao đổi với TBKTSG trước đây một thành viên trong Hội đồng Thương hiệu quốc gia cho rằng nhờ ký được những hợp đồng đóng tàu có giá trị lớn làm tăng giá trị thương hiệu nên Vinashin đã được phép góp vốn bằng thương hiệu với các liên doanh nước ngoài sau khi đã áp dụng thử nghiệm tại nhiều doanh nghiệp trong nước. Thế nhưng việc thử nghiệm góp 30 vốn bằng thương hiệu với 103 doanh nghiệp trong nước trong đó có nhiều doanh nghiệp nằm ngoài Vinashin đã nhanh chóng phá sản khi con tàu Vinashin bị mắc cạn kéo theo những hệ lụy không đáng có. Việc góp vốn trên theo các chuyên gia không hề dựa trên một cơ sở khoa học hay