Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tân thư và phong trào Duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kì cận đại_1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Dưới ảnh hưởng của Tân thư, lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng Trung Quốc chuyển biến một cách mau lẹ. Tuy những “biến pháp” trong Mậu Tuất chính biến (1898) do Khang Hữu Vi cùng các đồng sự của ông chủ trương không thành (người thì bị giết, người phải bỏ trốn ra nước ngoài | Tân thư và phong trào Duy tân ở Nhật Bản Trung Quốc và Việt Nam thời kì cận đại Dưới ảnh hưởng của Tân thư lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng Trung Quốc chuyển biến một cách mau lẹ. Tuy những biến pháp trong Mậu Tuất chính biến 1898 do Khang Hữu Vi cùng các đồng sự của ông chủ trương không thành người thì bị giết người phải bỏ trốn ra nước ngoài cách mạng Tân Hợi 1911 thất bại do chưa có một đường lối chính trị phù hợp và một lực lượng quân sự đủ mạnh nhưng những tư tưởng chính trị tri thức khoa học văn học nghệ thuật và tư duy lý luận phương Tây đã qua Tân thư mà thâm nhập vào đời sống xã hội chính trị vào tâm hồn tình cảm và lý tưởng cách mạng của những trí thức ưu tú đang nuôi khát vọng canh tân đất nước. Phong trào Ngũ Tứ 4-5-1919 là sự kiện có ý nghĩa khép lại thời kỳ Cận đại - một thời kỳ chứa đựng những biến thiên vĩ đại trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc mở ra thời kỳ hiện đại với những nhân vật lịch sử khác những phong trào cách mạng khác đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Trong phong trào này tư tưởng dân chủ mới của giới trí thức của học sinh sinh viên và hành động yêu nước của họ có thể được xem như là kết quả của quá trình tiếp nhận những tư tưởng từ Tân thư thông qua những con đường khác nhau. Trên phương diện văn hóa và văn học nghệ thuật Tân thư là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển tân văn văn bạch thoại hình thành nên các cuộc vận động văn hóa mới với các đại biểu ưu tú như Lý Đại Chiêu Trần Độc Tú Ngô Du Lỗ Tấn Hồ Thích Thái Nguyên Bồi. Với Tân thư các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc cận đại không chỉ tìm thấy phương cách và con đường để đưa Trung Quốc thoát khỏi chế độ phong kiến cổ hủ mà còn tìm thấy phương cách và con đường để giải phóng những năng lực trí tuệ - tinh thần tiềm ẩn trong con người Trung Quốc tìm thấy phương cách và con đường để chấn hưng đất nước Trung Hoa đưa đất nước Trung Hoa ra nhập với tiến trình phát triển chung của khu vực và thế giới. Ở Việt Nam thời kỳ Cận đại được bắt đầu từ 1858 khi người Pháp nổ súng tấn

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.