Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngoài khả năng chữa táo bón khi kết hợp với mật ong, mía còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh do nhiệt khác như ho, sốt. Theo y học cổ truyền, mía tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giã rượu, hạn chế giun đũa, làm tan đờm, sinh tân dịch, chữa sốt cao, kiết lỵ, trị ho do nhiệt, ợ hơi, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, đại bổ tâm tỳ. | Mía chữa táo bón Ngoài khả năng chữa táo bón khi kết hợp với mật ong, mía còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh do nhiệt khác như ho, sốt. Theo y học cổ truyền, mía tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giã rượu, hạn chế giun đũa, làm tan đờm, sinh tân dịch, chữa sốt cao, kiết lỵ, trị ho do nhiệt, ợ hơi, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, đại bổ tâm tỳ. Trên lâm sàng, y học cổ truyền thường dùng mía để điều trị các chứng khô miệng lưỡi, tân dịch thiếu, táo bón, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, ợ hơi, tiểu tiện khó, sốt cao. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ mía theo lương y Phạm Như Tá (TP HCM): Chữa ho do hư nhiệt: Dùng một lượng mía vừa đủ, một ít gạo (loại ngon) và một lượng nước đủ để nấu chè. Dùng sáng một chén và chiều một chén. Chữa viêm dạ dày mãn tính: Dùng một ly nước mía và một ít nước gừng pha chung, trộn đều, uống ngày một lần. Chữa sốt phiền khát: Lấy một lượng mía và củ năng vừa đủ dùng, đem rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu uống thay nước chè trong ngày. Chữa táo bón: Dùng nước mía, mật ong (mỗi thứ một cốc nhỏ), trộn chung, khuấy đều, uống lúc bụng đói. Ngày dùng hai lần sáng và chiều. Chữa buồn nôn do thai nghén: Một cốc nước mía, một thìa gừng tươi, cả hai trộn chung, khuấy đều, ngày dùng vài lần. Trẻ em ra mồ hôi: Ăn hoặc uống nước mía một lượng vừa đủ, dùng vài lần trong ngày. Tiểu tiện khó: Mía, râu ngô, xa tiền thảo (mỗi thứ lượng vừa đủ), đem sắc uống ngày hai lần (sáng và chiều).