Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
"Thiên trường vãn vọng", một tuyệt tác của Trần Nhân Tông_2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tham khảo tài liệu '"thiên trường vãn vọng", một tuyệt tác của trần nhân tông_2', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Thiên trường vãn vọng một tuyệt tác của Trần Nhân Tông Chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở THCS đã đưa vào thêm một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong đó có bài Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông. Có lẽ người làm chương trình đã cân nhắc nhiều khi phải chọn một trong ba tác phẩm Xuân hiểu Hạnh Thiên Trường hành cung và Thiên trường vãn vọng. Hạnh Thiên Trường hành cung à một tuyệt tác song hơi khó đối với học sinh THCS. Xuân hiểu thật trong sáng dễ hiểu song lại không thể hiện được nhiều phương diện tư tưởng và tình cảm của tác giả như Thiên Trường vãn vọng. Người viết phần này ở Sách giáo khoa đã chọn bản dịch của Ngô Tất Tố Trước xóm sau thôn tựa bóng lồng Bóng chiều man mác có dường không. Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng Bản dịch khá hay tuy nhiên khi có điều kiện nên cân nhắc so sánh thêm với bản dịch của Trần Lê Văn ít nhất cũng nên cho học sinh đọc thêm bản dịch này Thôn trước thôn sau nhạt khói lồng Bóng chiều nửa có nửa hư không. Đi trong tiếng sáo trâu về hết Cò trắng song song liệng xuống đồng 2 . Xin ghi phiên âm nguyên văn bài thơ để tiện so sánh hai bản dịch và làm cơ sở cho việc phân tích Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên. Mục đồng địch lí quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền. Bản dịch của Trần Lê Văn không lưu giữ được bóng dáng những chú mục đồng như bản dịch của Ngô Tất Tố dẫu vẫn có thể cho thấy gián tiếp qua hình ảnh Đi trong tiếng sáo trâu về hết . Tuy nhiên nhìn chung có lẽ bản dịch của Trần Lê Văn sát và hay hơn. Một trong những yếu tố tạo nên nhịp điệu êm ái hài hòa ở thơ của Trần Nhân Tông là việc sử dụng khá nhiều điệp ngữ nhiều lúc còn kết hợp điệp ngữ và tiểu đối. Chẳng hạn ở bài Hạnh Thiên Trường hành cung bài thơ chỉ có 56 chữ tác giả đã điệp đến 12 chữ thanh u châu bách thiên vô sự hữu thu dĩ du niên. Cả 8 câu đều dùng tiểu đối toàn bộ hoặc bộ phận trong 8 câu đã có đến 4 câu ngắt nhịp theo mô hình 3 4 khác với lối ngắt nhịp thông thường ở thơ Đường

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.