Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Kết cục của cuộc khởi nghĩa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Kết cục của cuộc khởi nghĩa Ngày 23 tháng 10 năm 1852 Khi miền nam và miền tây nước Đức đang ở trong tình trạng khởi nghĩa công khai và khi các chính phủ, từ bước đầu của cuộc xung đột ở Đre-xđen cho đến ngày đầu hàng ở Ra-stát, đã bỏ ra hơn mười tuần lễ để dập tắt những ngọn lửa cuối cùng của cuộc cách mạng đầu tiên của Đức, thì Quốc hội cũng biến khỏi vũ đài chính trị mà không ai để ý đến. Trên kia, chúng ta đã nói tới cái cơ. | Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Kết cục của cuộc khởi nghĩa XIX. Kết cục của cuộc khởi nghĩa Ngày 23 tháng 10 năm 1852 Khi miền nam và miền tây nước Đức đang ở trong tình trạng khởi nghĩa công khai và khi các chính phủ từ bước đầu của cuộc xung đột ở Đre-xđen cho đến ngày đầu hàng ở Ra-stát đã bỏ ra hơn mười tuần lễ để dập tắt những ngọn lửa cuối cùng của cuộc cách mạng đầu tiên của Đức thì Quốc hội cũng biến khỏi vũ đài chính trị mà không ai để ý đến. Trên kia chúng ta đã nói tới cái cơ quan tôn nghiêm ấy ở Phran-phuốc nó ở trong tình trạng hoàn toàn hoang mang vì những cuộc công kích láo xược của các chính phủ vào uy phong của nó vì sự bất lực và sự tiêu cực phản phúc của cái chính phủ trung ương do nó lập nên vì những cuộc nổi dậy của giai cấp tiểu tư sản nhằm bảo vệ nó và vì cuộc nổi dậy của giai cấp công nhân nhằm mục đích cuối cùng có tính chất cách mạng hơn. Sự suy sụp hết sức sâu sắc về tinh thần và niềm thất vọng lan tràn trong các thành viên của nó tình hình bỗng mang một Cách mạng và phản cách mạng ở Đức hình thức rõ nét và quyết định đến nỗi chỉ trong ít ngày những ảo tưởng của các nhà lập pháp thông thái ấy về quyền lực và ảnh hưởng thực sự của họ đã hoàn toàn sụp đổ. Các phần tử bảo thủ theo hiệu lệnh của chính phủ đã rút ra khỏi cái Quốc hội từ nay chỉ còn có thể tiếp tục tồn tại như một sự thách thức đối với chính quyền hợp pháp. Những phần tử tự do chủ nghĩa hoàn toàn hoang mang cho rằng sự nghiệp thế là đã tan vỡ và cũng từ bỏ chức nghị sĩ của mình. Những nhân vật đáng kính ấy bỏ đi cả hàng trăm. Từ 800 đến 900 người lúc đầu bọn họ đã giảm đi nhanh chóng đến nỗi sau đó chỉ còn 150 người và ít ngày sau nữa chỉ còn 100 người mà vẫn tuyên bố là đủ số để biểu quyết. Thế mà cũng còn khó khăn mới có đủ con số đó mặc dầu toàn bộ các nghị sĩ của đảng dân chủ đều ở lại trong Quốc hội. Con đường mà những tàn dư đó trong nghị viện phải đi theo thì đã mười phần rõ ràng. Họ phải công khai và kiên quyết đứng về phía khởi nghĩa do đó mang lại cho cuộc khởi .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.