Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sâm Ngọc Linh là một cây sâm mới trên thế giới được phát hiện tại Việt Nam. Trước kia, nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax họ Nhân sâm chỉ có ở miền Bắc VN. Tuy nhiên, trong kháng chiến, Ngành dược Khu Trung Trung bộ, thực hiện chủ trương tìm nguồn cây cỏ, quyết phải tìm cho ra cây sâm chi Panax, mặc dù chỉ có trong tay một số tài liệu ít ỏi. Nǎm 1973, Khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ công tác 4 người đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng. | CÂY SÂM NGọC LINH Tại TỉNH QUảNG NAM 1. Vài nét về cây sâm Ngọc Linh Sâm Ngọc Linh là một cây sâm mới trên thế giới được phát hiện tại Việt Nam. Trước kia nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax họ Nhân sâm chỉ có ở miền Bắc VN. Tuy nhiên trong kháng chiến Ngành dược Khu Trung Trung bộ thực hiện chủ trương tìm nguồn cây cỏ quyết phải tìm cho ra cây sâm chi Panax mặc dù chỉ có trong tay một số tài liệu ít ỏi. Năm 1973 Khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ công tác 4 người đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh địa phận Tỉnh Kontum. Sáng ngày 19-3-1973 Tổ điều tra gặp hai cây sâm đầu tiên và buổi chiều đã phát hiện một vùng sâm rộng lớn ở một vùng đất Kontum. Cây sâm chỉ mọc ở độ cao từ 1200 m trở lên. Cho tới nay chỉ có 2 tỉnh Kontum và Quảng Nam là có cây sâm này mọc tập trung ở chân núi Ngọc Linh cao 2578 m do đó mà được đặt tên là sâm Ngọc Linh. Cây sâm Ngọc Linh thuộc loại cây thảo cao 80 - 100 cm. Thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3 cm mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo nhiều đốt. Các thân mang lá. Tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0 5-0 7 cm. Trên đỉnh của thân mang lá là các lá mọc vòng có 5-7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài độ 0 8-1 0 cm rộng khoảng 0 5-0 6 cm màu đỏ khi chín. Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ củ. Cũng có thể dùng lá và rễ con. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây sâm Ngọc Linh. Tên khoa học của cây được công nhận là Panax vietnamesis Ha et Grushy họ Nhân sâm Araliaceae công bố tại Viện thực vật Kamarov Liên Xô trước đây năm 1985 do Hà Thị Dung và I.V. Grushvistky đặt tên. Năm 1974-1975 Viện Dược liệu Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpenic của tam thất nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau 1 . Theo Nguyễn Minh Đức năm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất xác định cấu trúc hoá học gồm 26 hợp chất có cấu trúc đã biết và