Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ba phỏng đoán của Keynes về hàm tiêu dùng là gì? 2. Hãy mô tả bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes và bằng chứng không nhất quán với các phỏng đoán đó. 3. Các giả thiết về vòng đời và thu nhập thường xuyên giải quyết như thế nào về những nhóm bằng chứng xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến hành vi tiêu dùng? 4. Sử dụng mô hình tiêu dùng của Fisher để phân tích sự gia tăng thu nhập thời kỳ thứ hai. Hãy so sánh trường hợp người tiêu dùng đứng. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2006-2007 Kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 16 TIÊU DÙNG 1. Ba phỏng đoán của Keynes về hàm tiêu dùng là gì 2. Hãy mô tả bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes và bằng chứng không nhất quán với các phỏng đoán đó. 3. Các giả thiết về vòng đời và thu nhập thường xuyên giải quyết như thế nào về những nhóm bằng chứng xem ra mâu thuẫn nhau liên quan đến hành vi tiêu dùng 4. Sử dụng mô hình tiêu dùng của Fisher để phân tích sự gia tăng thu nhập thời kỳ thứ hai. Hãy so sánh trường hợp người tiêu dùng đứng trước ràng buộc giới hạn vay mượn với trường hợp không có giới hạn này. 5. Hãy giải thích tại sao những thay đổi tiêu dùng không thể dự đoán được nếu người tiêu dùng hành động theo giả thiết thu nhập thường xuyên và có những kỳ vọng hợp lý. ĐÁP ÁN 1. Thứ nhất Keynes phỏng đoán rằng khuynh hướng tiêu dùng biên - tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập tăng thêm 1 đơn vị 1 đô la chẳng hạn - nằm trong khoảng từ không đến một. Điều này có nghĩa là nếu thu nhập của một cá nhân tăng thêm một USD cả tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng. Thứ hai Keynes phỏng đoán rằng tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập - được gọi là khuynh hướng tiêu dùng trung bình - giảm khi thu nhập tăng. Điều này có nghĩa là người giàu tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn trong thu nhập của họ so với người nghèo. Thứ ba Keynes phỏng đoán rằng thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định tiêu dùng. Một cách cụ thể ông tin rằng lãi suất không có ảnh hưởng quan trọng đến tiêu dùng. Một hàm tiêu dùng thoả ba phỏng đoán này là C C cY. C là tiêu dùng tự định không đổi và Y là thu nhập khả dụng c là khuynh hướng tiêu dùng biên có giá trị trong khoảng từ không đến một. 2. Bằng chứng nhất quán với các phỏng đoán của Keynes xuất phát từ các nghiên cứu về số liệu hộ gia đình và các chuỗi số liệu trong thời gian ngắn. Có hai quan sát từ số liệu hộ gia đình. Thứ nhất những hộ gia đình có thu nhập cao hơn thì tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm nhiều hơn hàm ý rằng khuynh hướng .