Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiểu được sự rơi tự do là sự rơi của các vật khi không có sức cản của không khí, có thể có hay không vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng. Hiểu được rằng khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau, với cùng một gia tốc gọi là gia tốc rơi tự do. Biết quan sát và nhận xét về hiện tượng rơi tự do của các vật khác nhau. | Bài 06 SỰ RƠI TỰ DO CỦA MỘT VẬT I Mục tiêu - Hiểu được sự rơi tự do là sự rơi của các vật khi không có sức cản của không khí có thể có hay không vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng. Hiểu được rằng khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau với cùng một gia tốc gọi là gia tốc rơi tự do. - Biết quan sát và nhận xét về hiện tượng rơi tự do của các vật khác nhau. Biết áp dụng kiến thức của bài học trước để khảo sát chuyển động của một vật rơi tự do. - Bước đầu có khái niệm về phương pháp thực nghiệm sử dụng trong nghiên cứu các hiện tượng vật lý. II Chuẩn bị - Một ống Newton. - Bộ dụng cụ chuyển động rơi tư do. - Giá đỡ và các phụ tùng. - Đồng hồ đo thời gian hiện số. III Tổ chức hoạt đông dạy hoc 1 Kiêm tra bài cũ Câu 1 Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều Câu 2 Viết công thức liên hệ giữa độ dời vận tốc và gia tốc 2 Nôi dung bài giảng Phần làm việc của Giáo Viên Phần ghi chép của học sinh 1 Rơi tự do là gì a Thí nghiệm GV Trong thực tế để tìm một vật chuyển động thẳng biến đổi ta có rất nhiều thí dụ. Nhưng để tìm một vật chuyển động thẳng đều là trường hợp ít khi gặp. Một trong những trường hợp chuyển động thẳng biến đổi đều là sự rơi tự do của một vật. GV Từ thời xa xưa con người đã có quan điểm vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nặng . Để kiểm chứng điều này các em hãy quan sát Thầy tiến hành thí nghiệm như sau 1 Rơi tự do là gì a Thí nghiệm - Bên trong ống Newton có một cái lông chim và một viên sỏi. Hút hết không khí trong ống ra dốc ngược ống cho thẳng đứng ta thấy lông chim và viên sỏi rơi như nhau và cùng chạm đáy ống một lúc. GV lấy một tờ giấy đôi tập rồi cắt thành hai mảnh giấy bằng nhau GV Đây là hai mảnh giấy mà Thầy đã cắt đôi từ một tờ giấy ta có thể xem khôi lượng hai tờ giấy gần bằng nhau. Một mảnh giấy A Thầy để nguyên còn mảnh giấy B Thầy cuốn vo tròn lại bây giờ Thầb ắt đầu thả các em hãy quan sát và cho biết mảnh nào rơi nhanh hơn GV bắt đầu thả rơi hai mảnh giấy A và B - Vậy khi không có sức cản của không khí các vật có hình .