Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng 2 PGS.TS. Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Chịu ảnh hưởng của “trường phái ngữ nghĩa” với phương pháp “phục cổ sinh học” văn hóa do N.Ia. Marr (1864-1934) khởi xướng, Freidenberg chủ trương áp dụng phương pháp “di truyền” vào lĩnh vực văn hóa (phân biệt với quan niệm về sự “tiến hóa”). Theo phương pháp “di truyền”, vận động đổi thay văn hóa nói chung và hiện tượng văn hóa nói riêng không phải là một quá trình phát triển tịnh. | Tư tưởng tự sự học Nga lịch sử và triển vọng 2 PGS. TS. Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Chịu ảnh hưởng của trường phái ngữ nghĩa với phương pháp phục cổ sinh học văn hóa do N.Ia. Marr 1864-1934 khởi xướng Freidenberg chủ trương áp dụng phương pháp di truyền vào lĩnh vực văn hóa phân biệt với quan niệm về sự tiến hóa . Theo phương pháp di truyền vận động đổi thay văn hóa nói chung và hiện tượng văn hóa nói riêng không phải là một quá trình phát triển tịnh tiến từ thấp đến cao mà là sự chuyển hóa từ những yếu tố factor tiềm tàng trong hệ thống ngữ nghĩa cơ sở di truyền của mỗi nền văn hóa thành những hiện tượng thực tế fact theo nhu cầu cụ thể của mỗi thời đại lịch sử văn hóa. Hệ thống ngữ nghĩa hay cơ sở di truyền được hình dung như tập hợp các ý niệm về thế giới tiềm ẩn trong kho tàng văn hóa khởi thủy là thần thoại. Vận động đổi thay nội tại của mỗi thời đại văn hóa đôi lúc được Freidenberg hình dung như vòng chuyển lưu sinh thành - thịnh trị - suy vong . Sự suy vong của thời đại văn hóa này đồng thời lại là sự sinh thành của một thời đại văn hóa khác tiếp nối trong đó cái cũ không mất đi mà tiềm tàng cho những kết hợp ngữ nghĩa mới fact chuyển vào factor và ngược lại. Trong Những bài giảng dẫn luận vào lý thuyết folklore cổ đại 1941-43 Freidenberg coi văn hóa tiền sử với tư duy thần thoại tư duy hình tượng phi nhân quả đồng nhất chủ thể với khách thể là màn giáo đầu của lịch sử trong đó thực chất đã tiềm tàng mọi con đường phát triển trong tương lai của tư duy văn hóa nhân loại. Thời cổ đại được coi là thời đại bước chuyển với động lực nhận thức . Đây là thời đại bắt đầu hình thành tư duy khái niệm phân tách chủ thể và khách thể. Điều này đã dẫn đến việc ý thức lại những hình tượng thần thoại. Văn học cổ đại được hình thành trên cơ sở giải nghĩa lại những hình tượng thần thoại bằng tư duy khái niệm mới bắt đầu hình thành. Chịu sự chi phối của tư duy hình tượng thần thoại còn chưa dứt trong văn học cổ đại khái niệm ban đầu mới chỉ là hình thức .