Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN VẬT LÝ KHỐI 11

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Một cái nêm khối lượng 2m có dạng ABC như hình vẽ, góc θ = 30o. Nêm có thể trượt không ma sát trên mặt sàn ngang. Vật nhỏ khối luợng m bắt đầu trượt xuống không vận tốc ban đầu không ma sát từ đỉnh A trên mặt nêm AB. Xác định gia tốc của nêm. | Sở Giáo Dục & Ðào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN VẬT LÝ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rõ câu số ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài Bài 1 (5 điểm) Một cái nêm khối lượng 2m có dạng ABC như hình vẽ, góc θ = 30o. Nêm có thể trượt không ma sát trên mặt sàn ngang. Vật nhỏ khối luợng m bắt đầu trượt xuống không vận tốc ban đầu không ma sát từ đỉnh A trên mặt nêm AB. Xác định gia tốc của nêm. Bài 2 (5 điểm) Một mol khí hêli bị nén đẳng áp bởi quá trình 1 - 2 sao cho T1 = 8T2 . Sau đó khí dãn nở bởi quá trình 2 - 3 sao cho V3 = V1. Cho biết T1 = 16T3 và công sinh ra trong quá trình nén lớn gấp 14/ 3 lần công sinh ra trong quá trình dãn. 1, Tính theo T1 nhiệt lượng khí trao đổi với môi trường ngoài trong quá trình 2 - 3. 2. Nếu giả sử nhiệt dung của khí trong quá trình 2 - 3 là không đổi thì nhiệt dung đó là bao nhiêu? Bài 3 (5 điểm) Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1= 9.10-7 và q2 = -10-7 C được giữ cố định tại hai điểm A và B, AB = a = 5cm. Một hạt khối lượng m = 0,1 g mang điện tích q3 = 10-7 C chuyển động từ rất xa đến theo đường BA như hình vẽ. Hỏi hạt đó phải có vận tốc ban đầu V0 tối thiểu là bao nhiêu để nó có thể tới được điểm B. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Bài 4 (5 điểm) Cho hệ cơ học như hình vẽ. Lò xo nhẹ độ cứng k = 40N/m mang đĩa A như hình. Ðĩa A có khối lượng M = 60g. Thả vật khối lượng m = 100g rơi tự do từ độ cao h = 10cm so với đĩa. Khi m rơi chạm vào đĩa, m sẽ gắn chặt vào đĩa và dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s2. Viết phương trình dao động của hệ, chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của hệ, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc m đang dao động, qua vị trí lò xo không biến dạng theo chiều dương. Bài 5 (5 điểm) Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm C1 = C2 = C và R1 = R2 = R như hình vẽ. Hỏi tần số dòng điện trong mạch phải là bao nhiêu để hiệu điện thế uMB vuông pha với hiệu điện thế uAB ? Bài 6 (5 điểm) Cho thấu kính hội tụ (L1) tiêu cự f1 = 40cm và thấu kính phân kỳ (L2) tiêu cự f2 = 20cm. 1. (L1) và (L2) được ghép sát nhau và cùng trục chính. Một vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính và cách hệ thấu kính 60cm, A trên trục chính. Xác định vị trí, tính chất và độ cao ảnh của AB qua hệ. Vẽ ảnh. 2. (L1) và (L2) được đặt cùng trục chính. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính trước (L1). a) Giả sử (L1) cách (L2) 30cm. Tìm khoảng cách từ AB đến (L1) để ảnh của AB qua hệ là ảnh thật. b) Giả sử (L1) cách (L2) 21cm, trong khoảng (L1) và (L2) người ta đặt thêm một bản mặt song song chiết suất n = 1,5 vuông góc với trục chính để hệ thống trở thành hệ vô tiêu. Tính bề dày của bản mặt song song.

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.