Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Sự phát triển quan điểm của Đảng về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" khái quát quan điểm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trước Đại hội XIII của Đảng; đồng thời, đánh giá kết quả và những hạn chế về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó làm rõ một số quan điểm mới của Văn kiện Đại hội XIII về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo! | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỰ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ TỔNG QUÁT TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nguyễn Dũng Anh Học viện Chính trị Khu vực III Tác giả liên hệ Nguyễn Dũng Anh email dunganhnguyen73@gmail.com Tóm tắt Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh thành tựu của văn minh nhân loại và thực tiễn quá trình đổi mới ở nước ta Đảng ta đã nhận thức vận dụng sáng tạo về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bài viết khái quát quan điểm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trước Đại hội XIII của Đảng đồng thời đánh giá kết quả và những hạn chế về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời gian qua. Từ đó làm rõ một số quan điểm mới của Văn kiện Đại hội XIII về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa mô hình kinh tế tổng quát kinh tế thị trường thời kỳ quá độ quan điểm mới Văn kiện Đại hội XIII. 1. MỞ ĐẦU Quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta có đặc điểm nổi bật là chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa XHCN với nội hàm quan trọng nhất là phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN. Đại hội VI của Đảng xác định Xuất phát từ thực tiễn của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ Đảng Cộng sản Việt Nam 1987 56 . Đại hội VII khẳng định Tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế Đảng Cộng sản Việt Nam 1991 66 . Đại hội VIII tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm có rút ra một số bài học chủ yếu trong đó có bài học Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với .