Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ta biết rằng với Kant, triết học chia làm hai phần chính: triết học lý thuyết và triết học thực hành (bao gồm đạo đức học và cả triết học về pháp quyền, về lịch sử và về tôn giáo). Trong khi triết học lý thuyết nghiên cứu việc ban bố quy luật cho Tự nhiên bởi các khái niệm thuần túy (các phạm trù) của giác tính trong phạm vi kinh nghiệm, thì triết học thực hành nghiên cứu việc ban bố quy luật bởi các khái niệm về Tự do của lý tính thuần túy, và, trong lĩnh. | B231 PHẦN I PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẢM MỸ CHƯƠNG II BIỆN CHỨNG PHÁP CỦA NĂNG LựC PHÁN ĐOÁN THẢM MỸ 55 Một năng lực phán đoán ắt có tính biện chứng là khi trước hết nó phải có tính lý sự vernunftelnd 1 nghĩa là những phán đoán của nó phải có yêu sách về tính phổ biến và hơn thế về tính phổ biến tiên nghiệm vì biện chứng pháp chính là sự đối lập lẫn nhau ở trong những phán đoán như thế. Từ định nghĩa ấy ta thấy khi những phán đoán thẩm mỹ là cảm tính về cái dễ chịu và cái không-dễ chịu không tương hợp được với nhau sự không tương hợp ấy không có tính biện chứng. Ngay cả sự xung đột giữa những phán đoán sở thích trong chừng mực mỗi cá nhân riêng lẻ chỉ dựa trên sở B232 thích của riêng mình cũng không tạo nên phép biện chứng nào cả của sở thích vì lẽ không người nào nghĩ đến việc biến phán đoán của mình thành quy tắc phổ biến cả. Vậy không có phép biện chứng của năng lực phán đoán nào có thể liên quan đến sở thích ngoại trừ một phép biện chứng trong sự Phê phán về sở thích chứ không phải về bản thân sở thích xét về phương diện những nguyên tắc của sự Phê phán vì trước câu hỏi về cơ sở cho khả thể của những phán đoán về sở thích nói chung những khái niệm xung đột nhau ắt sẽ xuất hiện ra một cách tự nhiên và không thể tránh khỏi. Cho nên sự Phê phán siêu nghiệm về sở thích chỉ bao gồm một bộ phận có thể mang tên là một biện chứng pháp của năng lực phán đoán thẩm mỹ là trong chừng mực tìm thấy được một nghịch lý Antinomie của các nguyên tắc của quan năng này làm cho tính hợp quy luật và do đó cả khả thể nội tại của quan năng này trở thành khả nghi. Biện chứng pháp Dialektik xem Kant Phê phán Lý tính thuần túy B350 và tiếp B107 109 249 779 878 N D 1 Bà kỳ phán đoán nào dtog có ùể được gọi là một phán đoán lý sự latinh iudkiurn ratiocinans khi nó tự thông báo rang mình có giá trị phổ biến vì trong chừng mực ấy nó có thể giữ vai trò như là chính đề hay đại tiền đề Obersatz trong một phán đoán lý tính. Ngược lại ta chỉ được gọi một phán đoán là phán đoán lý tính .