Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cuốn sách Văn hóa truyền thống: Khảo cứu - Phần 2 gồm có những nội dung sau: Triều đại nhà Đinh, tăng lục Trương Ma Ni và Ma Ni giáo; hai chữ quan họ trong thư tịch cũ; hát quan họ - giải thích nguồn gốc từ kí ức bản quán; gốc tích mâm ngũ quả ngày tết; ông ba mươi và đêm ba mươi; tên hiệu Đức Thánh Chèm và Thánh Gióng; chốn thờ tự nên trang trí loại chữ gì? “con cò mà đi ăn đêm” nói ngược - ngụ ngôn - trữ tình; về bài thơ “Vọng Lư Sơn Bộc Bố” trong sách giáo khoa; khảo về “chằm” và “trải” trong tiếng Việt cổ qua “Cư Trần Lạc Đạo Phú” của Trần Nhân Tông; | TRIỀU ĐẠI NHÀ ĐINH TĂNG LỤC TRƯƠNG MA NI VÀ MA NI GIÁO 1. Thế kỉ X biến động nhất trong lịch sử dân tộc. Từ Khúc Thừa Dụ Khúc Hạo 907 Dương Đình Nghệ 931 Kiều Công Tiễn 937 đến Ngô Quyền 938 Dương Tam Kha 945 Ngô Xương Văn 951 các sứ quân 966 Đinh Bộ Lĩnh 968 Lê Hoàn 980 lịch sử đã vận động từ nội thuộc sang li khai tự chủ rồi đến độc lập dân tộc. Có nổi dậy khởi nghĩa có xâm lăng và kháng chiến có nội chiến và tranh giành để cuối cùng kỉ nguyên độc lập vững bền được khẳng định quốc gia Đại Việt từ đó trường tồn. Những vấn đề lịch sử của của thế kỉ bản lề này đã và đang được nghiên cứu ngày càng sâu rộng hơn trong đó có lịch sử tư tưởng tôn giáo và văn hóa. Những khát vọng triết lí mục tiêu góp phần cắt nghĩa những động thái lịch sử. Trường hợp Tăng lục Trương Ma Ni dưới triều Đinh ẩn chứa sự phức tạp của tôn giáo thời kì này. Đây là việc chúng tôi muốn tìm hiểu. Đại Việt sử kí toàn thư bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18 1697 ghi chép thật ngắn gọn ʺTân mùi Thái Bình năm thứ 2 971 Tống Khai Bảo năm thứ 4 . Bắt đầu quy định cấp bậc văn võ tăng đạo cho Nguyễn Bặc làm Định Quốc công Lưu Cơ làm đô hộ phủ sĩ sư Lê Hoàn làm thập đạo tướng quân tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu Khuông Việt đại sư Trương Ma Ni làm tăng lục đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức sùng chân uy nghiʺ. 203 Theo Lê Mạnh Thát sách Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập 3 do Ngô Giáp Đậu san định năm 1774 còn ghi ʺGặp nhà sư có tên gọi Trương Ma Ni . tìm được đúng dấu xưa. Bèn hưng công xây dựng danh lam mở mang đất đai để làm nơi thờ Phật đốt hương gọi tên là chùa Kiến Sơʺ. Hầu như sử sách cổ chỉ chép có thế. Các nhà nghiên cứu hiện đại hầu hết cũng chỉ nhắc tên theo cổ thư mà không giải thích gì. Năm 1988 Giáo sư Hà Văn Tấn ở phần viết trong sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam Nguyễn Tài Thư chủ biên đặt nghi vấn ʺ. bấy giờ còn có một số nhà sư không thuộc phái nào chẳng hạn như tăng lục Trương Ma Niʺ. Với sử liệu Việt Nam thật ít ỏi chạm vào 3 chữ ʺTrương Ma Niʺ mà đặt ra một nghi vấn đúng là .