Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày các hình thức tổ chức giờ học giáo dục thể chất; Các biện pháp tổ chức giờ học giáo dục thể chất; Thực trạng phương pháp tổ chức giờ học hiện nay; Một số giải pháp đổi mới hình thức tổ chức giờ học. | TỔ CHỨC GIỜ DẠY THỰC HÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Trịnh Phước Thành TÓM TẮT Trong giờ học giáo dục thể chất việc tổ chức lớp học sinh động và phù hợp với đặc thù nội dung học là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả giờ dạy. Cho nên khi lên lớp giảng viên cần phải có các biện pháp tổ chức lớp học phù hợp cho từng nội dung học thì giờ học mới đạt hiệu quả. Để tổ chức một giờ lên lớp thực hành giảng dạy có hiệu quả thì cần phải có các giải pháp hiệu quả sao cho tổ chức hình thức tập luyện thật khoa học mới tăng được mật độ động giờ học tổ chức đội hình lớp học phải phù hợp với từng nội dung giảng dạy vị trí giảng viên giảng giải cũng phải hợp lý khi làm mẫu kỹ thuật động tác căn cứ vào điểm mấu chốt động tác mà giảng viên phải chọn đúng phương hướng vị trí và thời cơ làm mẫu cho phù hợp cần phải hạn chế di chuyển đội hình vì nó sẽ làm tăng thời gian chết dẫn đến mật độ động giảm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Từ khóa phương pháp tổ chức giáo dục thể chất phương pháp giáo dục thể chất 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục trong giáo dục toàn diện con người mới XHCN. Sức khỏe trí tuệ là hai tài sản quý nhất là tài sản vô giá của mỗi con người mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Sức khỏe là chiếc xe chở tri thức là chìa khóa khám phá mọi kho tàng bí ẩn của tự nhiên và xã hội đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. Môn học Giáo dục thể chất ở trường đại học là mắt xích nối tiếp của phổ thông để thực hiện nhiệm vụ trên. Cải tiến phương pháp dạy học hiện nay nhằm đào tạo người học có năng lực xử lý tình huống có phương pháp tiếp cận vấn đề có trách nhiệm . Nói cách khác người được giáo dục và đào tạo phải tự tìm hiểu định hướng xác định nhiệm vụ của mình để chủ động nắm bắt các kiến thức cần thiết và không bị áp đặt. Người thầy chỉ định hướng giúp đỡ người học chiếm lĩnh tri thức bằng sự nỗ lực của chính mình từ đó dần dần bồi dưỡng năng lực tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống.